Chính thức hỗ trợ 100% mức lương theo hệ số hiện hưởng với người trực tiếp xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 66?
Chính thức hỗ trợ 100% mức lương theo hệ số hiện hưởng với người trực tiếp xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 66?
Ngày 30/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
>> TẢI VỀ Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025
Chính thức hỗ trợ 100% mức lương theo hệ số hiện hưởng với người trực tiếp xây dựng pháp luật được nêu rõ tại Mục 5 Phần III Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025, cụ thể như sau:
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
5. Xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật
- Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xứng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật.
Có cơ chế, chính sách kéo dài thời gian công tác, không giữ chức vụ cho một số cán bộ, công chức đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật. Thu hút, tiếp nhận chuyên gia, nhà khoa học pháp lý, luật gia, luật sư giỏi vào khu vực công. Hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng đối với người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị.
- Nâng cao chất lượng đào tạo luật, phát triển các cơ sở đào tạo luật trọng điểm có uy tín; kiên quyết chấm dứt hoạt động của các cơ sở đào tạo luật không bảo đảm tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng chương trình, tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về xây dựng pháp luật. Xây dựng chuẩn đào tạo đối với các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp.
- Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng của các cơ sở nghiên cứu chiến lược, chính sách, các cơ sở nghiên cứu pháp luật của các cơ quan Trung ương, trong đó xây dựng Đề án nâng tầm tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách trong lĩnh vực pháp luật thuộc Bộ Tư pháp trở thành cơ sở nghiên cứu trọng điểm quốc gia, trung tâm nghiên cứu chính sách, pháp luật thuộc nhóm dẫn đầu các nước ASEAN.
...
Theo đó, thực hiện hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng đối với người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị.
Trên đây là thông tin về "Chính thức hỗ trợ 100% mức lương theo hệ số hiện hưởng với người trực tiếp xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 66?"
Chính thức hỗ trợ 100% mức lương theo hệ số hiện hưởng với người trực tiếp xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 66? (Hình từ Internet)
Quy định nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật thế nào?
Nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật được quy định tại Điều 69 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, cụ thể như sau:
- Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút, trọng dụng cán bộ, công chức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác xây dựng pháp luật.
- Nhà nước bảo đảm ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật; thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu, đánh giá tác động của chính sách.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025?
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025 được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, cụ thể như sau:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?