Chính thức lịch nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM từ ngày mấy? Nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM có phải học bù không?
Chính thức lịch nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM từ ngày mấy? Nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM có phải học bù không?
Ngày 22/4/2025, Sở GD và ĐT TPHCM đã có Công văn 2110/SGDĐT-CTTT năm 2025 Tải về Về treo cờ Tổ quốc và nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025.
Theo nội dung Công văn 2110/SGDĐT-CTTT năm 2025, Sở GD và ĐT TPHCM đề nghị Thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung. Trong đó, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 được triển khai như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, học viên tại các cơ sở giáo dục được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 02/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025.
- Như vậy, dịp nghỉ Lễ kéo dài 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (làm bù vào ngày thứ Bảy 26/4/2025).
Theo đó, chính thức lịch nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (kéo dài 05 ngày). Học sinh học bù vào thứ Bảy (26/4) để thay cho ngày nghỉ thứ Sáu (2/5) theo nội dung phổ biến bởi Sở GD&ĐT.
Lưu ý: Thông tin Nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM có phải học bù không? mang tính chất tham khảo. Học sinh TPHCM chủ động theo dõi thông báo từ giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để cập nhật thông tin lịch học bù khi nghỉ lễ 30/4.
Chính thức lịch nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM từ ngày mấy? Nghỉ lễ 30 4 học sinh TPHCM có phải học bù không? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:
(1) Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
(2) Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
(3) Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em 2016, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông như sau:
(1) Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
(2) Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
- Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
- Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
(3) Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
Mục tiêu giáo dục là gì?
Theo Điều 2 Luật Giáo dục 2013, mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cục Văn hóa cơ sở Gia đình và Thư viện thuộc cơ quan nào? Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Gia đình và Thư viện có trách nhiệm gì?
- Văn phòng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có chức năng gì? Đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Văn phòng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch?
- Chưa bỏ cán bộ không chuyên trách thôn, tổ dân phố từ 1/8/2025? Chế độ phụ cấp hiện nay đối với những người này ra sao?
- Văn khấn mùng 2 tháng 4 năm 2025 cúng cô hồn ra sao? Mùng 2 tháng 4 cúng cô hồn cúng những món gì?
- Tổng hợp Văn khấn Thần tài mùng 1, ngày rằm, hàng ngày? Thắp hương khấn Thần tài cần lưu ý vấn đề gì?