Cho vay ngang hàng P2p Lending là gì? Quy định pháp luật về cho vay ngang hàng mới từ 1/7/2025?
Cho vay ngang hàng P2p Lending là gì? Quy định pháp luật về cho vay ngang hàng mới từ 1/7/2025?
Ngày 29/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, quy định pháp luật về cho vay ngang hàng (P2p Lending) là một trong các giải pháp công nghệ tài chính được tham gia thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm từ 1/7/2025.
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 94/2025/NĐ-CP giải thích giải pháp cho vay ngang hàng (tên tiếng Anh: peer-to-peer lending, viết tắt là P2p Lending) là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin do công ty cho vay ngang hàng cung cấp để kết nối thông tin, hỗ trợ giao kết hợp đồng trên nền tảng số giữa khách hàng là bên đi vay và bên cho vay. Đồng tiền sử dụng trong giải pháp cho vay ngang hàng là đồng Việt Nam.
Công ty cho vay ngân hàng là công ty Fintech cung cấp giải pháp cho vay ngang hàng cho khách hàng. Đây là tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam; độc lập cung ứng giải pháp Fintech hoặc thông qua hợp tác với tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài để cung ứng giải pháp Fintech ra thị trường.
Khách hàng sử dụng giải pháp cho vay ngang hàng do công ty cho vay ngang hàng cung cấp, bao gồm:
- Bên cho vay là pháp nhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân có quốc tịch Việt Nam;
- Bên đi vay là pháp nhân (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân có quốc tịch Việt Nam.
Điều kiện và tiêu chí tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng P2p Lending (Điều 8 và Điều 11 Nghị định 94/2025/NĐ-CP)
(1) Đối với Giải pháp cho vay ngang hàng
Giải pháp cho vay ngang hàng được xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi giải pháp đáp ứng các tiêu chí sau:
- Là giải pháp có nội dung kỹ thuật và nghiệp vụ mà quy định pháp lý hiện hành chưa hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho việc triển khai, áp dụng;
- Là giải pháp có tính đổi mới sáng tạo, đem lại lợi ích, giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính;
- Là giải pháp đã thiết kế, xây dựng được khung quản lý rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng và hoạt động ngân hàng - tiền tệ -ngoại hối; đã xây dựng phương án về xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm; đã xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Là giải pháp đã được tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp rà soát, đánh giá đầy đủ trên các khía cạnh hoạt động và chức năng, công dụng, tỉnh hữu ích;
- Là giải pháp có tính khả thi để có thể cung ứng ra thị trường sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm.
- Có biện pháp để xác định và quản lý dư nợ tối đa đối với một bên đi vay tại giải pháp cho vay ngang hàng do mình cung cấp, báo cáo và khai thác thông tin tức thời về bên đi vay tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam để đảm bảo tuân thủ quy định về dư nợ tối đa đối với một bên đi vay tại giải pháp cho vay ngang hàng do mình cung cấp và dư nợ tối đa đối với một bên đi vay tại toàn bộ các giải pháp cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm;
- Việc giải ngân, thanh toán khoản vay, lãi, phi cho các giao dịch của khách hàng tại giải pháp cho vay ngang hàng phải được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc vi điện tử của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Có biện pháp để đảm bảo thời hạn hợp đồng giữa bên đi vay và bên cho vay sử dụng giải pháp cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm không vượt quá 02 năm.
(2) Đối với Công ty cung cấp giải pháp cho vay ngang hàng
Công ty Fintech đăng ký thử nghiệm giải pháp cho vay ngang hàng được xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi giải pháp đáp ứng các tiêu chí nêu trên và đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam; không là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Công ty là người có quốc tịch Việt Nam; không có án tích; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và an ninh mạng; không đồng thời là chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, ngân hàng, cầm đồ, kinh doanh theo phương thức đa cấp; không là chủ các dây hụi, họ, biểu, phường hoặc đang là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Công ty phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm là người quản lý, người điều hành của tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng tiêu chuẩn về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với nền tăng số triển khai giải pháp cho vay ngang hàng đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
+ Hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống lưu trữ thông tin phải đặt trong lãnh thổ Việt Nam, vận hành đảm bảo an toàn và liên tục, hệ thống kỹ thuật dự phỏng độc lập với hệ thống chính để đảm bảo không bị gián đoạn khi xảy ra các sự cố, đặc biệt là sự cố về kỹ thuật, công nghệ.
+ Dữ liệu, thông tin của toàn bộ khách hàng và các bên liên quan phải được cập nhật, lưu trữ và chia sẻ trên nền tảng số có tính bảo mật cao, đảm bảo minh bạch, công khai giữa các bên tham gia nhưng đồng thời phải bảo mật thông tin của bên tham gia đối với các bên không liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Thử nghiệm và đánh giá hệ thống công nghệ thông tin trước khi đưa vào vận hành.
+ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và liên tục.
Lưu ý: Công ty cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm có trách nhiệm đảm bảo duy trì đủ các điều kiện, tiêu chí trong quá trình tham gia Cơ chế thử nghiệm.
Cho vay ngang hàng P2p Lending là gì? Quy định pháp luật về cho vay ngang hàng mới từ 1/7/2025? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng P2p Lending
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với Công ty Fintech có đăng ký thử nghiệm giải pháp cho vay ngang hàng gồm các tài liệu cụ thể như sau:
- Đơn đăng ký tham gia theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP.
- Tài liệu mô tả về cơ cấu tổ chức và quản lý, điều hành khi triển khai giải pháp cho vay ngang hàng đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, văn bản của người đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu phù hợp với thẩm quyền quy định tại Điều lệ về việc thông qua Đề án mô tả giải pháp cho vay ngang hàng đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.
- Đề án mô tả giải pháp cho vay ngang hàng đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP.
- Kế hoạch thử nghiệm, bao gồm: Thời gian, không gian và phạm vi dự kiến thử nghiệm, kinh phí dự kiến cho hoạt động thử nghiệm, nguồn lực dự kiến tham gia thử nghiệm và nguyên tắc trao đổi, báo cáo với Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn thử nghiệm; việc chấm dứt thử nghiệm đảm bảo tính khả thị để hoàn tất các nghĩa vụ với khách hàng và các bên liên quan sau thời điểm có quyết định dừng thử nghiệm.
- Hồ sơ về nhân sự: Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp (trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản sao các văn bằng chứng minh nặng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc); văn bản của người đại diện có thẩm quyền của đơn vị nơi người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) đã hoặc đang làm việc xác nhận chức vụ và thời gian đảm nhận chức vụ hoặc bản sao văn bản chứng minh chức vụ và thời gian đảm nhiệm chức vụ tại đơn vị.
- Bản sao các tài liệu chứng minh Công ty Fintech được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: Giấy phép thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, Điều lệ.
Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng P2p Lending
Theo Điều 13 Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng P2p Lending như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính) hoặc nộp trực tiếp tới Bộ phận Một của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm gửi 02 bộ hồ sơ và 06 đĩa CD (hoặc 06 USB) lưu trữ bản quét Bộ hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 94/2025/NĐ-CP nêu trên
Bước 2: Ngân hàng xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ/ yêu cầu bổ sung, hoàn thiện/ trả lại hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ nhưng tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm không gửi lại hồ sơ hoặc hồ sơ bổ sung của tổ chức không đáp ứng thành phần thi Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ liên quan tiến hành thẩm định hổ sơ bao gồm cả việc kiểm tra tại chỗ nếu cần thiết.
Trên cơ sở nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các bộ liên quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị, các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ.
Trường hợp cần tiến hành kiểm tra tại chỗ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị các bộ liên quan cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tại chỗ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị, các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tại chỗ. Việc kiểm tra tại chỗ phải được thông báo cho tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở làm việc của tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.
Trường hợp hồ sơ cần giải trình, làm rõ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm giải trình, hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm được phép gửi giải trình và hoàn thiện hồ sơ 01 lần.
Sau thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu giải trình, hoàn thiện hồ sơ mà tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm không gửi lại văn bản giải trình, hoàn thiện hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm. Thời gian giải trình, hoàn thiện hồ sơ không tỉnh vào thời gian thầm định hồ sơ.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, hoàn thiện của tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các bộ liên quan. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị, các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ,
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận
Sau khi thời gian thẩm định tại Bước 3 kết thúc, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm có hồ sơ đáp ứng các điều kiện và tiêu chí theo quy định tại Điều 8 và Điều 11 Nghị định 94/2025/NĐ-CP. Trưởng hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Triển khai cho vay ngang hàng
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm tiến hành triển khai giải pháp cho vay ngang hàng trong phạm vi Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm
*Nghị định 94/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2025.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày mấy? Trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội?
- Công văn 500/TTg-KSTT phân định thẩm quyền giải quyết TTHC của cấp huyện ra sao? Tải về Công văn 500?
- Nghị định 77 xác lập quyền sở hữu toàn dân có áp dụng đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa không?
- Trăng lưỡi liềm đỏ là gì? Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm không?