Cơ cấu tổ chức tỉnh, xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã? Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Cơ cấu tổ chức tỉnh, xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã? Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Cơ cấu tổ chức tỉnh, xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã? Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

>> Danh sách cán bộ xã, phường, thị trấn

>> Tiêu chuẩn cán bộ cấp xã sau sáp nhập 34 tỉnh thành

>> Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Vừa qua, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2025 thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Theo đó, sau sáp nhập tỉnh thành 2025 cả nước có:

- 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm:

+ 6 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).

+ 28 tỉnh (gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang).

Theo đó, cơ cấu tổ chức tỉnh, xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 và tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025. Cụ thể:

Cơ cấu tổ chức tỉnh

- Cơ bản giữ nguyên như mô hình cấp tỉnh hiện nay, cụ thể như sau:

+ Chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

+ HĐND cấp tỉnh tổ chức 3 - 4 ban chuyên môn giúp việc. Theo đó, HĐND tỉnh thành lập 03 Ban, gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc); HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập 04 Ban (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

+ UBND cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 Sở và tương đương (riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tối đa 15 Sở và tương đương) theo quy định của Chính phủ.

- Việc tổ chức cơ quan thuộc HĐND, cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc UBND ở ĐVHC cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được thực hiện như sau:

+ Thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan thuộc HĐND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phù hợp với quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp HĐND ở một trong các ĐVHC cấp tỉnh trước khi sắp xếp có tổ chức Ban Dân tộc thì HĐND cấp tỉnh sau sắp xếp được tổ chức Ban Dân tộc để hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021 - 2026, sau đó thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

+ Thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương. Đối với các cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc UBND cấp tỉnh thì việc tổ chức do chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp xem xét, quyết định phù hợp quy định của Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức xã

- Chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND.

- HĐND cấp xã thành lập 02 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.

- UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo, gồm: (1) Văn phòng HĐND và UBND, (2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc), (3) Phòng Văn hóa - Xã hội, (4) Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã).

Giao UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC để quyết định số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cho phù hợp (nhưng không vượt quá 04 phòng và tương đương). Trường hợp địa phương tổ chức số lượng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp xã dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng 01 Phó Chủ tịch UBND để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.

- Đối với trường hợp 01 ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp), giao địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cho phù hợp hoặc không tổ chức các phòng chuyên môn theo hướng dẫn chung (trừ các Ban của HĐND hiện có) mà phân công công chức chuyên môn trực tiếp đảm nhiệm các vị trí việc làm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã mới.

Trường hợp không tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã, giao UBND cấp tỉnh quyết định tăng biên chế so với số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã hiện nay để thực hiện các nhiệm vụ mới chuyển giao từ cấp huyện. Dự kiến số lượng biên chế không quá 40 cán bộ, công chức, trong đó tập trung cho công chức trực tiếp đảm nhiệm các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác chính quyền.

- Đối với các huyện đảo, thành phố đảo có ĐVHC cấp xã trực thuộc, khi thực hiện sắp xếp thành đặc khu thì kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp xã và trước mắt giữ nguyên số lượng các cơ quan chuyên môn của huyện đảo, thành phố đảo như hiện nay; sau đó thực hiện theo hướng dẫn mới của Chính phủ.

- Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự ở ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Cơ cấu tổ chức tỉnh, xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã? Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?

Cơ cấu tổ chức tỉnh, xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã? Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh?

Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh như sau:

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương chủ động triển khai thực hiện theo quy định.

- Để thực hiện nhất quán nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh phân quyền, phân cấp tối đa từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai,... để bảo đảm đủ điều kiện, nguồn lực để thực hiện, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp xã?

Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp tỉnh như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương cấp xã được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025), đề nghị các địa phương quan tâm một số nội dung sau:

- Cấp xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình. Theo đó, CQĐP cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp huyện hiện nay, trực tiếp phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

- CQĐP cấp tỉnh tiếp tục phân cấp cho CQĐP cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, năng lực và yêu cầu quản lý của từng cấp xã.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách Bí thư, Chủ tịch UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập phải trình ai xin ý kiến để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt?
Pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến ra sao?
Pháp luật
Bảng lương chủ tịch xã 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 tăng hay giữ nguyên?
Pháp luật
Đã có danh sách chủ tịch 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 chưa? Chỉ định Chủ tịch tỉnh mới đúng không?
Pháp luật
Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào?
Pháp luật
Việt Nam còn bao nhiêu tỉnh sau sáp nhập 2025? Danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025? 63 tỉnh, thành sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh?
Pháp luật
Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao cơ quan nào thực hiện?
Pháp luật
Danh sách cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 34 tỉnh thành sau sáp nhập gồm những ai? Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức tỉnh, xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã? Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Trình Bộ Chính trị quyết định phương án nhân sự Bí thư Chủ tịch tỉnh theo Kết luận 150 đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
21 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào