Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?

Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?

Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buốn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?

Ngày 2/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 55/CĐ-TTg năm 2025 về tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phảm bảo vệ sức khỏe giả.

Theo nội dung Công điện 55/CĐ-TTg năm 2025, thời gian vừa qua, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây dư luận bức xúc trong Nhân dân.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

(1) Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc, vụ án đã được phát hiện; phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không để bỏ lọt các trường hợp vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

(2) Bộ Y tế tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm, đồng thời lưu ý tăng cường quản lý nhà nước đối với mỹ phẩm, không để xảy ra các sai phạm. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ, cùng các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

(3) Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý, sàn thương mại điện tử..., kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả.

(4) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan trong việc rà soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên các nền tảng mạng xã hội, trên các xuất bản phẩm liên quan đến các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả theo quy định của pháp luật; tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo, nhất là quảng cáo hàng hóa về thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm.

(5) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; kiểm tra, xử lý việc quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên môi trường mạng; khẩn trương rà soát, thu hồi các loại thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện trên địa bàn, để kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu tác hại cho người dân.

(6) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về dược, an toàn thực phẩm và quản lý quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?

Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao? (Hình từ Internet)

Sản xuất buôn bán sữa giả bị phạt lên đến bao nhiêu năm tù?

Tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định cụ thể các mức phạt về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

(1) Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Buôn bán qua biên giới;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, hành vi sản xuất buôn bán sữa giả tùy theo hành vi và mức độ vi phạm nêu trên có thể bị phạt tù từ 2 năm đến tù chung thân.

Người tiêu dùng mua phải sữa giả có quyền yêu cầu đòi bồi thường không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:

Quyền của người tiêu dùng
...
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
...

Bên cạnh đó, theo Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Như vậy, khi mua phải sữa giả, người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và cá nhân, pháp nhân sản xuất sữa giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng, phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Buôn bán hàng giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?
Pháp luật
Lòng se điếu giả là gì? Bán lòng se điếu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ quyết định hình phạt là gì?
Pháp luật
Buôn bán sữa giả có tổ chức bị phạt mấy năm tù? Quảng cáo sữa giả có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?
Pháp luật
Từ 01/6/2025, người bán thực hiện hành vi bán hàng giả có bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không?
Pháp luật
Những lưu ý nên biết khi mua sữa để tránh mua phải sữa giả? Mức phạt sản xuất sữa giả? Người mua có được bồi thường?
Pháp luật
Mua phải sữa giả, người tiêu dùng có được bồi thường? Yêu cầu xử lý vi phạm bồi thường không qua văn bản được không?
Pháp luật
Mức phạt đối với hành vi buôn bán sữa giả? Buôn bán sữa giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Tác hại của hàng giả hàng nhái là gì? Phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Hàng giả hàng nhái là gì? Hàng kém chất lượng là gì? Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Buôn bán hàng giả
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào