Công điện 62/CĐ-TTg 2025 về triển khai chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ công chức ra sao?
Công điện 62/CĐ-TTg 2025 về triển khai chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ công chức ra sao?
Ngày 12/5/2025, Chính phủ ban hành Công điện 62/CĐ-TTg năm 2025 có nội dung về việc triển khai chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
>>> TẢI VỀ Toàn văn Công điện 62/CĐ-TTg năm 2025
Trong đó, Công điện 62 2025 đã biểu dương các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực, khẩn trương thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy và thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Công điện 62/CĐ-TTg năm 2025 cũng nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tập trung chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và việc bố trí kinh phí thực hiện.
- Chủ động, kịp thời bố trí kinh phí (kể cả nguồn tiết kiệm chi thường xuyên - nếu có) để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang theo đúng quy định. Sau khi đã sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định, trường hợp còn thiếu, kịp thời có báo cáo đề xuất gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung kinh phí thực hiện.
- Bộ Nội vụ thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, phản ánh (nếu có) của Bộ, ngành và địa phương, kịp thời hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý, bảo đảm triển khai hiệu quả, đúng tiến độ và đúng các mục tiêu, yêu cầu về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối đủ nguồn ngân sách nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, làm cơ sở bố trí kinh phí cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện;
Đồng thời, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên 15% dự toán theo đúng yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2025 và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán Quốc hội đã quyết định và các nhiệm vụ chi quan trọng phát sinh trong năm 2025 theo các chủ trương đã đề ra.
- Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo Bộ Tài chính trong việc bố trí nguồn kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
- Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề vượt thẩm quyền.
*Trên đây là "Công điện 62/CĐ-TTg 2025 về triển khai chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ công chức ra sao?"
Công điện 62/CĐ-TTg 2025 về triển khai chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ công chức ra sao? (Hình từ Internet)
Biên chế cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập theo Quyết định 759 thế nào?
Biên chế cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập được nêu tại tiểu mục 1 Mục V Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, cụ thể như sau:
Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:
(1) Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp).
Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định. Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.
(2) Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố; thực hiện chính sách nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà không bố trí công tác theo quy định.
(3) Căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các ĐVHC cấp xã, Chính phủ định hướng giao tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã cho các địa phương (dự kiến bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã). Trên cơ sở đó, giao chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng ĐVHC cấp xã trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp như sau:
- Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo đơn vị hành chính như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
- Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với đơn vị hành chính như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
- Trường hợp có thay đổi tên gọi của đơn vị hành chính sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của đơn vị hành chính để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán có trụ sở chính đặt tại đâu? 19 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Lừa đảo trên không gian mạng là gì? Yêu cầu của Thủ tướng về việc phòng ngừa xử lý lừa đảo trên không gian mạng ra sao?
- Tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được quy định như thế nào? Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
- Happy Family Day là ngày nào? Happy Family Day rơi vào thứ mấy? Happy Family Day có nghĩa là gì?
- Mẫu giấy không xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 81?