Công văn 1149/QLD-MP yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng MXH TikTok, Facebook, Zalo?
- Công văn 1149/QLD-MP yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng MXH TikTok, Facebook, Zalo?
- Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Kinh doanh qua sàn thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì mới cần nộp thuế GTGT từ ngày 1/1/2026?
Công văn 1149/QLD-MP yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng MXH TikTok, Facebook, Zalo?
Ngày 23/4/2025, Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn 1149/QLD-MP năm 2025 vè việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm
>>> Tải về Công văn 1149/QLD-MP năm 2025
Theo đó, tại Công văn 1149/QLD-MP năm 2025, để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược thông báo đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.
- Thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.
Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; Quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố hoặc gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc.
- Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định tại:
+ Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP),
+ Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP),
+ Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP và Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
+ Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng.
+ Chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm (giá trị hàng hóa lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, sai phạm có tổ chức, tái phạm…).
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mỹ phẩm:
+ Nghiêm túc nghiên cứu quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm để kê khai và cập nhật thay đổi đối với các thông tin công bố theo quy định trên phiếu công bố bảo đảm tính chính xác và trung thực, lưu giữ đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và xuất trình cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu.
+ Không được sản xuất, gia công mỹ phẩm tại các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; sản xuất mỹ phẩm công thức có thành phần theo đúng hồ sơ công bố và theo đúng quy định.
+ Chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
*Trên đây là "'Công văn 1149/QLD-MP yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng MXH TikTok, Facebook, Zalo?"
Công văn 1149/QLD-MP yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng MXH TikTok, Facebook, Zalo? (Hình từ Internet)
Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 20 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
d) Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về khối lượng, thể tích đóng gói quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì không buộc tiêu hủy
b) Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, đ, e khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều này.Bổ sung
5. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Như vậy, nếu có hành vi sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm. Nếu phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về khối lượng, thể tích đóng gói thì không buộc tiêu hủy.
Lưu ý: Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
- Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi nêu trên thì mức phạt bằng 2 lần cá nhân.
Kinh doanh qua sàn thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì mới cần nộp thuế GTGT từ ngày 1/1/2026?
Căn cứ vào khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định:
Đối tượng không chịu thuế
...
25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống; tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán ra; hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra; các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
...
Tại khoản 2 Điều 18 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định: tới ngày 1/1/2026 quy định về mức doanh thu của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế trên mới có hiệu lực thi hành.
Do đó, từ ngày 1/1/2026 trở đi, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh qua sàn thương mại điện tử có doanh thu hàng năm trên 200 triệu mới phải nộp thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Còn trong năm 2025 thì hộ, cá nhân kinh doanh qua sàn thương mại điện tử có doanh thu hàng năm trên 100 triệu vẫn phải nộp thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 27 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27 4 2025? 12 cung hoàng đạo 27 4 2025 tử vi?
- Việc mua bán điện với nước ngoài được thực hiện sau khi được phê duyệt chủ trương đúng không theo Thông tư 03?
- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: 7 nhiệm vụ và quyền hạn về thể thao thành tích cao và thể thao du lịch sau sáp nhập Bộ?
- Chức năng của Cục Thống kê hiện nay là gì? Cục Thống kê có phải tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê hay không?
- Điều kiện đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích năm 2025 tại Bộ Tài nguyên và Môi trường ra sao?