Đã có Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 mở đợt cao điểm ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ra sao?
Đã có Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 mở đợt cao điểm ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ra sao?
Ngày 15/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
>>> TẢI VỀ Toàn văn Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025
Theo Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn biến phức tạp, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và lòng tin của Nhân dân, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận đối với công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là công việc rất quan trọng, mang tính lâu dài, cần huy động sự vào cuộc của cấp ủy các cấp, chính quyền địa phương các cấp và của Nhân dân. Công tác này cần phải làm thường xuyên, toàn diện, liên tục, không ngừng nghỉ.
Nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, bảo vệ an ninh, an toàn sức khỏe cho người dân góp phần phục vụ đất nước phát triển nhanh, bền vững, tiếp theo Công điện 40/CĐ-TTg năm 2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả, Công điện 41/CĐ-TTg năm 2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Công điện 55/CĐ-TTg năm 2025 về tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5/2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
*Trên đây là "Đã có Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 mở đợt cao điểm ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ra sao?"
Đã có Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 mở đợt cao điểm ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ra sao? (Hình từ Internet)
Như thế nào được xem là hàng giả?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả bao gồm:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật mới nhất 2025?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng như sau:
- Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định trên đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
+ Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
+ Là mỹ phẩm, thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Lưu ý: Đây là mức phạt áp dụng với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm áp dụng mức phạt gấp hai lần.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập?
- Bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra trường? Mẫu bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra sao?
- Lễ Thượng cờ Lăng Bác mấy giờ? Lễ thượng cờ diễn ra vào thời gian nào? Lễ Thượng cờ Lăng Bác vào thứ mấy?
- Mẫu Giấy mời dự lễ tổng kết năm học mới nhất? Lễ tổng kết năm học năm nay phải tổ chức trước ngày bao nhiêu?
- Mức tiền lương bình quân thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước được xác định như thế nào theo Nghị định 44?