Đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời' ra sao?
Đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời' ra sao?
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 7/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Theo đó, tại buổi phát biểu thảo luận có nêu rõ việc sẽ thực hiện đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời'. Cụ thể như sau:
Về đánh giá công chức, dự thảo luật đưa ra 4 mức đánh giá. Việc đánh giá cán bộ, công chức sẽ thay đổi căn bản theo hướng định lượng, dựa trên vị trí việc làm và chỉ số hiệu quả công việc (Key Perfomance Indicator - KPI).
Việc lấy sản phẩm công việc làm thước đo đánh giá hiệu quả sẽ thay thế cách đánh giá định tính chung chung hiện nay.
Trên đây là thông tin tham khảo về "Đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời' ra sao?"
Đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời' ra sao? (Hình từ Internet)
Biên chế suốt đời là gì?
Biên chế suốt đời là cách gọi quen thuộc, thường được sử dụng trong nhiều năm qua để chỉ các vị trí việc làm ổn định, lâu dài trong bộ máy Nhà nước.
Biên chế suốt đời ý chỉ việc ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định.
Những người làm việc theo chế độ biên chế suốt đời được đảm bảo duy trì công việc cho đến tuổi nghỉ hưu, trừ khi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Chính vì vậy, biên chế suốt đời từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự ổn định và đảm bảo trong sự nghiệp đối với nhiều người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường việc làm có nhiều biến động như hiện nay.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 25 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn.
Như vậy, có nghĩa từ ngày 01/7/2020 trở đi, những người được tuyển dụng mới phải ký hợp đồng xác định thời hạn (tức là không còn được hưởng biên chế suốt đời).
Lưu ý: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định 178 như thế nào?
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ tinh giản biên chế đối với CCVC được quy định rõ tại Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 bao nhiêu nước? Chi tiết Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 2025?
- Lễ Phật Đản khi nào kết thúc? Lịch tổ chức Lễ Phật Đản tại một số ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh?
- Ngày lễ Phật đản 2025 là ngày nào chính thức? Lễ Phật đản 2025 là ngày nào âm lịch? Lễ Phật đản 2025 Phật lịch bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước hiện nay là gì? Có được tự mình ứng cử chức danh Chủ tịch nước không?
- Lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng?