Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?

Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?

Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?

Ngày 22/4/2025, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; đang tiếp tục điều tra, làm rõ đối với 72 sản phẩm còn lại.

Đồng thời, Bộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả và không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood.

Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025 chi tiết như sau:

(1) Thực phẩm bổ sung COLOS IQ FOR MUM

(2) Thực phẩm bổ sung COLOS IQ DIABETES

(3) Thực phẩm bổ sung DARIFA A+ ProGold

(4) Sản phẩm dinh dưỡng công thức KENMIL PREMIUM PEDIA GOAT

(5) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt SURE IQ SURE GOLD

(6) Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kodo A+ Starter Colostrum 1

(7) Sản phẩm dinh dưỡng công thức L’’ GRAND COLOSTRUM PEDIA+2

(8) Sản phẩm dinh dưỡng công thức Newsure Colos 24h Kid Plus

(9) Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kid Baby Talacmum

(10) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Gludiabet Talacmum

(11) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt KASUMI CANXI NANO COLOS 24H

(12) Sản phẩm dinh dưỡng KASUMI GAIN COLOS 24H 3.

*Trên đây là "Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?"

Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?

Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả? (Hình từ Internet)

Buôn bán sữa giả bị xử lý hình sự như thế nào?

Hành vi buôn bán sữa giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

Căn cứ Điều 193 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức phạt cho tội sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm như sau:

(1) Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Buôn bán qua biên giới;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

- Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(5) Đối với pháp nhân thương mại vi phạm:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 193 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 193 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 193 Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, có thể thấy rằng, tùy theo mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi buôn bán sữa giả thuộc các trường hợp nêu trên mà bị xử lý hình sự theo các mức độ khác nhau.

Trong đó, mức hình phạt cao nhất đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm đối với:

- Cá nhân: tù chung thân.

- Pháp nhân thương mại: bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Quyền yêu cầu bồi thường của người tiêu dùng khi mua phải sữa giả?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:

Quyền của người tiêu dùng
...
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
...

Bên cạnh đó, theo Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Như vậy, khi mua phải sữa giả, người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và cá nhân, pháp nhân sản xuất sữa giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng, phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Buôn bán hàng giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Buôn bán sữa giả có tổ chức bị phạt mấy năm tù? Quảng cáo sữa giả có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Danh sách 12 loại sữa bột giả Bộ Công an công bố mới nhất năm 2025? Công bố 12 loại sữa bột được xác định là hàng giả?
Pháp luật
Từ 01/6/2025, người bán thực hiện hành vi bán hàng giả có bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không?
Pháp luật
Những lưu ý nên biết khi mua sữa để tránh mua phải sữa giả? Mức phạt sản xuất sữa giả? Người mua có được bồi thường?
Pháp luật
Mua phải sữa giả, người tiêu dùng có được bồi thường? Yêu cầu xử lý vi phạm bồi thường không qua văn bản được không?
Pháp luật
Mức phạt đối với hành vi buôn bán sữa giả? Buôn bán sữa giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Tác hại của hàng giả hàng nhái là gì? Phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Hàng giả hàng nhái là gì? Hàng kém chất lượng là gì? Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là gì?
Pháp luật
Tải về Nghị định 24 2025 sửa đổi Nghị định 98 2020 về xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm?
Pháp luật
Trường hợp người buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thì phải chịu hình phạt như thế nào? Áp dụng hình phạt bổ sung quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Buôn bán hàng giả
33 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào