Danh sách 13 đặc khu khi tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã dự kiến? 13 đặc khu dự kiến ở tỉnh thành nào?
Danh sách 13 đặc khu khi tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã dự kiến? 13 đặc khu dự kiến ở tỉnh thành nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Chương IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, có nêu về danh sách 13 đặc khu khi tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã dự kiến như sau:
- Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, (11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo). Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.
Danh sách 13 đặc khu khi tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã dự kiến
STT | Đặc khu (dự kiến) | Thuộc tỉnh, thành phố |
1 | Vân Đồn | Quảng Ninh |
2 | Cô Tô | Quảng Ninh |
3 | Cát Hải | TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) |
4 | Bạch Long Vỹ | TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) |
5 | Cồn Cỏ | Quảng Trị (Quảng Bình + Quảng Trị) |
6 | Lý Sơn | Quảng Ngãi (Quảng Ngãi + Kon Tum) |
7 | Hoàng Sa | TP. Đà Nẵng (Quảng Nam + TP. Đà Nẵng) |
8 | Trường Sa | Khánh Hòa (Khánh Hòa + Ninh Thuận) |
9 | Phú Quý | Lâm Đồng (Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận) |
10 | Côn Đảo | TP. Hồ Chí Minh (Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu) |
11 | Kiên Hải | An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
12 | Phú Quốc | An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
13 | Thổ Châu | An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
*Trên đây là danh sách 13 đặc khu khi tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã dự kiến, 13 đặc khu dự kiến ở tỉnh thành nào!
Danh sách 13 đặc khu khi tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã dự kiến? 13 đặc khu dự kiến ở tỉnh thành nào? (Hình ảnh Internet)
Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp ra sao?
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp như sau:
(1) Căn cứ vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
- Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc điểm a và điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
- Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại (1).
(3) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định tại (1) và không thuộc trường hợp quy định tại (2) thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(4) Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn bảo đảm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước theo tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
Đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
- Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
- Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên gọi khác là gì? Chiến dịch Hồ Chí Minh Toàn thắng vào lúc mấy giờ?