Danh sách 4 ngôi chùa cung nghinh xá lợi Đức Phật tại Việt Nam? Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật tại 4 ngôi chùa ra sao?
Danh sách 4 ngôi chùa cung nghinh xá lợi Đức Phật tại Việt Nam? Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật tại 4 ngôi chùa ra sao?
Xá lợi Đức Phật được cung thỉnh từ Viện bảo tàng quốc gia Ấn Độ về Việt Nam nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ và các tổ chức Phật giáo quốc tế.
Theo kế hoạch, xá lợi Đức Phật sẽ đi qua 4 ngôi chùa lớn tại nước ta. Danh sách 4 ngôi chùa cung nghinh xá lợi Đức Phật bao gồm: chùa Thanh Tâm (TPHCM), chùa Bà Đen (Tây Ninh), chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Tam Chúc (Hà Nam) theo lịch trình cụ thể như sau:
Thời gian | Địa điểm |
2/5/2025: Xá lợi Đức Phật được cung thỉnh từ New Delhi, Ấn Độ.Sau lễ đón, xá lợi được rước qua diễu hành đến Học viện Phật giáo Việt Nam và tôn trí tại chùa Thanh Tâm. 3/5 đến 8/5/2025: Xá lợi được trưng bày và mở cửa cho Phật tử chiêm bái. Trưa 8/5/2025: Xá lợi được cung tiễn từ chùa Thanh Tâm sang chùa Bà Đen. | Chùa Thanh Tâm |
18h ngày 8/5/2025: Phật tử sẽ chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ 18h ngày 8.5 tại núi Bà Đen. 9/5/2025: Xá lợi sẽ được tôn trí ở Trung tâm triển lãm Phật giáo trên đỉnh núi Bà Đen Sáng 13/5/2025: xá lợi Phật được cung tiễn từ chùa Bà Đen đến Hà Nội và tôn trí tại chùa Quán Sứ. | Chùa Bà Đen |
14/5 đến 16/5/2025: Chùa Quán Sứ mở cửa cho khách thập phương đến chiêm bái xá lợi Phật | Chùa Quán Sứ |
Sáng 17/5/2025: Chùa Tam Chúc (Thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam) cung nghinh xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ đến tôn trí 17/5 đến 21/5/2025: Chùa Tam Chúc để tăng ni, Phật tử, du khách chiêm bái. Chiều 21/5/2025: Diễn ra lễ cung tiễn xá lợi Phật. Sau đó đưa xá lợi ra sân bay quốc tế Nội Bài để trở về Ấn Độ. | Chùa Tam Chúc |
Trên đây là thông tin "Danh sách 4 ngôi chùa cung nghinh xá lợi Đức Phật tại Việt Nam? Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật tại 4 ngôi chùa ra sao?" mang tính chất tham khảo.
Danh sách 4 ngôi chùa cung nghinh xá lợi Đức Phật tại Việt Nam? Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật tại 4 ngôi chùa ra sao? (Hình từ Internet)
Đốt nhang khi chiêm bái xá lợi Đức Phật có bị phạt không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
...
Như vậy, nếu việc đốt nhang, thắp hương khi chiêm bái xá lợi Đức Phật được thực hiện không đúng nơi quy định thì công dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)
Điều kiện gì để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như sau:
(1) Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
(2) Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật;
(3) Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc;
(4) Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
(5) Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở;
(6) Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại (5)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 5 năm liên tục đúng không?
- Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
- Mẫu biên bản họp khởi công công trình xây dựng mới nhất? Điều kiện khởi công xây dựng công trình?
- Đào Pi là gì? Các cách tăng nhanh tốc độ Đào Pi là gì? Dùng đồng Pi làm tiền tệ thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hội đồng ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập gồm những ai? Có mấy phương thức tuyển sinh vào lớp 10 theo quy định?