Danh sách 6 thành phố sau sáp nhập năm 2025? Chi tiết 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập?
Danh sách 6 thành phố sau sáp nhập năm 2025? Chi tiết 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập?
>> Số lượng biên chế cán bộ công chức cấp xã 34 tỉnh thành mới nhất
Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 và Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 nêu rõ 6 thành phố sau sáp nhập năm 2025 gồm:
- 6 thành phố trực thuộc trung ương gồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hải Phòng.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới như sau:
Phạm vi, mục tiêu của việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025
...
2. Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết này là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
...
Theo đó, hiện nay Việt Nam có 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập 2025, các tỉnh sáp nhập với thành phố trực thuộc trung ương sẽ hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới.
Danh sách 6 thành phố sau sáp nhập năm 2025
STT | TÊN DỰ KIẾN | TỈNH SÁP NHẬP |
1 | Thành phố Hà Nội | Giữ nguyên |
3 | Thành phố Huế | Giữ nguyên |
2 | Thành phố Hồ Chí Minh | Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh |
3 | Thành phố Huế | Giữ nguyên |
4 | Thành phố Hải Phòng | Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng |
5 | Thành phố Đà Nẵng | Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng |
6 | Thành phố Cần Thơ | Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang |
*Trên đây là danh sách 6 thành phố sau sáp nhập năm 2025, chi tiết 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập!
Danh sách 6 thành phố sau sáp nhập năm 2025? Chi tiết 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập? (Hình ảnh Internet)
Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp như sau:
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh hình thành sau sắp xếp cần cơ bản đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 16 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
(1) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, trong đó xác định yêu cầu cụ thể về lộ trình, tiến độ, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15;
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các quy định, hướng dẫn về việc sắp xếp, bố trí, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; xử lý tài chính, tài sản công; chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính và các nội dung khác có liên quan về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính;
- Trong quá trình thực hiện, Chính phủ có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh chưa được quy định trong Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
(2) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù và các nội dung khác có liên quan đến thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; tổ chức, sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tại các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.
(3) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật bảo đảm đồng bộ với lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính.
(4) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính;
- Tổ chức xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc và định hướng về tiêu chuẩn và yêu cầu của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp theo quy định của Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án; thông qua đề án theo quy định tại Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15;
- Tổ chức sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã, các cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ động phương án bố trí lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các đơn vị hành chính sau khi thực hiện sắp xếp;
- Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp về công tác tại trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã sau sắp xếp.
(5) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
(6) Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế nào là tiền chất? Vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình? Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
- Mục tiêu chung của tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định 049 là gì? Tuyên truyền cải cách hành chính thực hiện qua hình thức nào?