Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã gồm những chức danh nào? Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh được ai chỉ định?
Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã gồm những chức danh nào?
>> Toàn văn Nghị quyết 125/NQ-CP và Nghị quyết 126/NQ-CP thông qua Đề án sáp nhập tỉnh, xã năm 2025
>> Toàn văn Nghị quyết 124/NQ-CP 2025 tổ chức duyệt binh 2 9 Quốc khánh
>> Danh sách cán bộ không chuyên trách cấp xã từ ngày 1 8 2025
Vừa qua, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2025 thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo đó, sau sáp nhập tỉnh thành 2025 cả nước có:
- 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm:
+ 6 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh).
+ 28 tỉnh (gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang).
Vậy, Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã gồm những chức danh nào?
Căn cứ tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 nêu rõ các chức danh trong danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã như sau:
Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
2.2. Về số lượng chức danh lãnh đạo
Thực hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc bố trí chức danh lãnh đạo cấp xã kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, đề nghị các địa phương thực hiện như sau:
- Lãnh đạo HĐND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).
- Lãnh đạo UBND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh chuyên trách) và 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).
Như vậy danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã gồm:
- Chủ tịch (chức danh chuyên trách);
- 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND;
- 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công)
* Lưu ý: Đối với trường hợp ĐVHC cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch để bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành của chính quyền trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Cụ thể, danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 như sau:
STT | TÊN DỰ KIẾN | TỈNH SÁP NHẬP | TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH |
1 | Tỉnh Tuyên Quang | Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang | Đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay |
2 | Tỉnh Lào Cai | Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái | Đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay |
3 | Tỉnh Thái Nguyên | Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên | Đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay |
4 | Tỉnh Phú Thọ | Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình | Đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay |
5 | Tỉnh Bắc Ninh | Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang | Đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay |
6 | Tỉnh Hưng Yên | Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình | Đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay |
7 | Thành phố Hải Phòng | Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng | Đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay |
8 | Tỉnh Ninh Bình | Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định | Đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay |
9 | Tỉnh Quảng Trị | Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị | Đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay |
10 | Thành phố Đà Nẵng | Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng | Đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay |
11 | Tỉnh Quảng Ngãi | Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi | Đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay |
12 | Tỉnh Gia Lai | Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định | Đặt tại tỉnh Bình Định |
13 | Tỉnh Khánh Hoà | Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà | Đặt tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay. |
14 | Tỉnh Lâm Đồng | Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận | Đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay |
15 | Tỉnh Đắk Lắk | Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên | Đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay |
16 | Thành phố Hồ Chí Minh | Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh | Đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay |
17 | Tỉnh Đồng Nai | Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước | Đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay |
18 | Tỉnh Tây Ninh | Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An | Đặt tại tỉnh Long An |
19 | Thành phố Cần Thơ | Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang | Đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay. |
20 | Tỉnh Vĩnh Long | Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh | Đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay. |
21 | Tỉnh Đồng Tháp | Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp | Đặt tại tỉnh Tiền Giang |
22 | Tỉnh Cà Mau | Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Ma | Đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay. |
23 | Tỉnh An Giang | Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang | Đặt tại tỉnh Kiên Giang |
24 | Thành phố Hà Nội | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
25 | Thành phố Huế | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
26 | Tỉnh Lai Châu | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
27 | Tỉnh Điện Biên | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
28 | Tỉnh Sơn La | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
29 | Tỉnh Lạng Sơn | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
30 | Tỉnh Quảng Ninh | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
31 | Tỉnh Thanh Hoá | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
32 | Tỉnh Nghệ An | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
33 | Tỉnh Hà Tĩnh | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
34 | Tỉnh Cao Bằng | Không sáp nhập | Giữ nguyên |
Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập cấp xã gồm những chức danh nào? Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh được ai chỉ định? (Hình từ Internet)
Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành được ai chỉ định?
Căn cứ theo Mục 4 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 có nêu việc chỉ định danh như sau:
Tổ chức thực hiện
(1) Giao Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan theo hướng:
Khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của hội đồng nhân dân và ủy viên ủy ban nhân dân theo quy định, mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã căn cứ thông báo của cấp uỷ có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh liên quan nêu trên. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu hội đồng nhân dân giữ các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập.
...
Đồng thời, căn cứ theo đề xuất quy định tại khoản 3 Điều 2 dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 như sau:
3. Khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp;
Như vậy, Danh sách lãnh đạo UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ chỉ định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã từ 1/3/2025
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã như sau:
(1) Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;
(3) Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình và cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành;
(4) Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên;
(5) Chỉ đạo, quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
(6) Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn;
(7) Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa bàn;
(8) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn;
(9) Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
(10) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn từ (1) đến (7) và (9), (10) nêu trên và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(i) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trấn theo quy định của pháp luật;
(ii) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dân cư đô thị; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị; xây dựng nếp sống văn minh đô thị theo quy định của pháp luật;
(iii) Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật;
(iv) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của tổ dân phố.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định từ (1) đến (7) và (9), (10), các điểm (ii), (iii), (iv) nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- TP HCM công bố số thí sinh đăng ký tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2025 thế nào? Đã có danh sách tổng số lượng thí sinh đăng ký NV1 vào lớp 10 TPHCM?
- Sự kiện nổi bật ngày 15 tháng 5? Sự kiện trong nước 15 5? Sự kiện thế giới 15 5? 15 5 có phải lễ lớn?
- Lễ rước xá lợi Phật là gì? Lịch rước xá lợi Phật chùa Tam Chúc? Thời gian chiêm bái xá lợi Phật chùa Tam Chúc?
- Quyết định 1195/QĐ-BGDĐT 2025 TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
- Đăng ký tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM năm học 2025 2026 thời gian nào theo hướng dẫn tại Công văn 2514?