Định hướng phương án sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào theo Công văn 03?

Định hướng phương án sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào theo Công văn 03?

Định hướng phương án sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào theo Công văn 03?

Theo đó, tại Mục III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, định hướng phương án sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau:

(1) Định hướng sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cấp tỉnh

- Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

+ Việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp thực hiện theo Kết luận của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương đối với cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập.

+ Số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện bố trí theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối với trường hợp đang giữ chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn, căn cứ điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mới sau sắp xếp. Đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu sau sắp xếp thì được bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề hoặc bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức và được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

+ Đối với trường hợp đang giữ chức danh cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu đơn vị sau sắp xếp hoặc bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức.

+ Trước mắt số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc CQĐP ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp có thể cao hơn quy định và giảm dần theo lộ trình bảo đảm thực hiện quy định của Chính phủ.

- Đối với công chức, viên chức, người lao động hợp đồng theo quy định

Trước mắt giữ nguyên số lượng công chức, viên chức, người lao động hợp đồng hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng hoặc bố trí công tác tại cấp xã. Sau đó, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.

(2) Định hướng sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức cấp xã

- Về tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh và vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới

Tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã áp dụng như đối với tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.

- Định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới

+ Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.

+ Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.

(3) Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp huyện và cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Chính phủ.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.

*Trên đây là "Định hướng phương án sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào theo Công văn 03?"

Định hướng phương án  sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào theo Công văn 003?

Định hướng phương án sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào theo Công văn 03? (Hình từ Internet)

Thực hiện mô hình địa phương 02 cấp phải bảo đảm điều gì theo Kết luận 127?

Theo đó, tại tiểu mục 1 Mục I Kết luận 127-KL/TW năm 2025 có nêu cụ thể như sau:

I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu theo các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18.
2. Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
3. Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào trung tuần tháng 4/2025.
4. Các cấp ủy, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện. Quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
5. Tập trung quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, chủ động tham gia các nội dung, nhiệm vụ liên quan, nhất là quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

Như vậy, theo Kết luận 127-KL/TW năm 2025, việc nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 02 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Chính sách cho cán bộ dôi dư khi sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục b Mục 3 Phần II Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 có chính sách cho cán bộ dôi dư như sau:

- Các bộ, ngành liên quan phối hợp với các địa phương tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn ĐVHC thực hiện sắp xếp.

- Tỉnh (thành) ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tiếp tục duy trì, củng cố các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm lựa chọn được nhưng người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới.

Tổ chức chính quyền địa phương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sơ đồ bộ máy cấp tỉnh xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 theo Quyết định 759? Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp như thế nào?
Pháp luật
Định hướng phương án sắp xếp CBCCVC khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như thế nào theo Công văn 03?
Pháp luật
Chính quyền địa phương ở hải đảo được tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo có khác gì với chính quyền địa phương cùng cấp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức chính quyền địa phương
28 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào