Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh?

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh?

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì?

Ngày 17/5/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 198/2025/QH15, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

Trên đây là thông tin về "Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì?"

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết 198?

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết 198? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết 198?

Theo Điều 5 Nghị quyết 198/2025/QH15, nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh được quy định cụ thể như sau:

- Phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của cá nhân trong xử lý vi phạm; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.

- Đối với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.

- Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời, toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo.

- Không được áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Đối với vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật thì phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai kết luận này.

- Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án.

- Bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án.

- Sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

- Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý doanh nghiệp trong xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc.

- Xử lý kịp thời, hiệu quả vật chứng, tài sản nhưng không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết vụ việc, vụ án;

- Sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, đưa tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí;

- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Giải quyết phá sản doanh nghiệp theo chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 198/2025/QH15 ra sao?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết 198/2025/QH15, giải quyết phá sản doanh nghiệp phải theo các quy định sau:

- Mở rộng trường hợp, căn cứ để Tòa án xem xét, quyết định việc giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với doanh nghiệp.

- Việc giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 198/2025/QH15 phải bảo đảm rút ngắn tối thiểu 30% về thời gian và đơn giản hóa trình tự, thủ tục giải quyết so với thủ tục thông thường.

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2030 là như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 của Bộ chính trị về mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến năm 2030 như sau:

- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

- Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế;

- Đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.

- Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì? Nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc trong hoạt động kinh doanh?
Pháp luật
Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu không?
Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo được hưởng những ưu đãi nào?
Pháp luật
Mức ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước theo Nghị định 24/2024/NĐ-CP thế nào? Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi vay vốn theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được hưởng ưu đãi gì khi tham gia đấu thầu các dự án?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam có bắt buộc thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước không?
Pháp luật
Doanh nghiệp khởi nghiệp tại TPHCM được miễn thuế TNDN 5 năm? Thời điểm tính miễn thuế là khi nào?
Pháp luật
Đề xuất miễn thuế TNDN 4 năm, giảm 50% thuế TNDN 9 năm đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Pháp luật
TPHCM miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ 01/8/2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào