Dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014? Những nội dung mới dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức VKSND 2014?
Dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014? Những nội dung mới dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức VKSND 2014?
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 (sau đây gọi tắt là dự thảo Luật sửa đổi).
TẢI VỀ Dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Theo đó, tại dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân khu vực.
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Trên đây là thông tin về "Dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014? Những nội dung mới dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức VKSND 2014?"
Dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014? Những nội dung mới dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức VKSND 2014? (Hình từ Internet)
Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể như sau:
- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
+ Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
+ Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
- Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định;
+ Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
+ Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
+ Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
+ Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
+ Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
+ Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Dự thảo sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra sao?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại khoản 4 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, sửa đổi bổ sung Điều 41 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Viện kiểm sát nhân dân khu vực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi thẩm quyền theo khu vực được phân công phụ trách.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
- Mục tiêu chung của tuyên truyền cải cách hành chính theo Quyết định 049 là gì? Tuyên truyền cải cách hành chính thực hiện qua hình thức nào?
- Cục Bản quyền tác giả thuộc cơ quan nào? Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng không theo Quyết định 693?
- Cục Xuất nhập khẩu có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh không? Trụ sở chính của Cục Xuất nhập khẩu?