Giá vé tàu Hoa Phượng Đỏ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025)?
Giá vé tàu Hoa Phượng Đỏ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025)?
Dưới đây là thông tin về giá vé tàu Hoa Phượng Đỏ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025):
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng phối hợp ngành đường sắt Việt Nam chuẩn bị đưa vào vận hành đoàn tàu du lịch hạng sang mang tên “Hoa Phượng Đỏ” - biểu tượng mới cho du lịch đường sắt, kết nối hai thành phố lớn Hà Nội-Hải Phòng.
(1) Tàu hỏa hạng sang tuyến Hà Nội-Hải Phòng với giá vé dự kiến: 320.000-350.000 đồng/vé.
(2) Hạng vé đặc biệt (toa VIP 34 chỗ) có giá vé đầu tuần là 250.000 đồng/vé, giá vé cuối tuần (T6, T7 và CN) 300.000 đồng/vé.
Với hạng vé VIP hành khách sẽ được phục vụ miễn phí 1 loại đồ uống tự chọn (nước trái cây, trà hoa cúc, cà phê, nước suối...) trong suốt hành trình.
(3) Vé hạng nhất (toa xe 56 chỗ có chức năng đổi chiều) có giá vé đầu tuần là 150.000 đồng/vé, giá vé cuối tuần là 180.000 đồng/vé; hành khách được phục vụ 1 chai nước.
(4) Hạng vé phổ thông có giá vé đầu tuần là 105.000 đồng/vé, giá vé cuối tuần là 130.000 đồng/vé.
Đặc biệt trong tuần lễ khai trương (từ ngày 10/5 đến 18/5/2025), ngành Đường sắt giảm 10% giá vé tất cả các tàu trên tuyến (HP1/HP2, LP5/LP6, LP2/LP3/LP7 và LP8).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
*Trên đây là thông tin về "Giá vé tàu Hoa Phượng Đỏ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025)?"
Giá vé tàu Hoa Phượng Đỏ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025)? (Hình từ Internet)
Ngày giải phóng Hải Phòng 13 5 người lao động có được nghỉ làm không?
Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời cũng theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, ngày 13 5 2025 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào ngày 13 5 2025 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp ngày 13 5 2025 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 13 5 2025, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Nguyên tắc tổ chức lễ hội là gì?
Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?
- IELTS bao nhiêu thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo Thông tư 24? Trường hợp được miễn thi tất cả các môn?
- Tạp chí Công Thương có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là gì? 11 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?