Giãn cách xã hội là gì? Cách ly xã hội là gì? Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu? Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 kết thúc ngày nào?
Giãn cách xã hội là gì? Cách ly xã hội là gì? Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu? Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 kết thúc ngày nào?
Thông tin về "Giãn cách xã hội là gì? Cách ly xã hội là gì? Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu? Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 kết thúc ngày nào?" như sau:
Giản cách xã hội là gì? Cách ly xã hội là gì?
Ở đợt dịch COVID-19 xảy ra trong năm 2020, Thủ tướng đã ban hành các Chỉ thị liên quan đến tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh, giãn cách xã hội để thực hiện việc phòng chống dịch COVID-19 tại điểm cấp bách, trong đó nổi bật nhất là hai Chỉ thị giãn cách xã hội bao gồm:
- Ngày 27/3/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 tải về
- Ngày 27/3/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tải về
Chỉ thị số 15, 16 được ban hành nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất có thể, đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu, thắt chặt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, không làm đứt gãy các hoạt động sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất lớn.
Giãn cách xã hội là phương pháp hiệu quả nhất nhằm làm chậm sự lây lan của virus Sars-Cov-2 gây dịch Covid-19. Giãn cách xã hội yêu cầu thay đổi thói quen hàng ngày giữa người với người, người với cộng đồng để giảm thiểu tiếp xúc gần, bao gồm:
+ Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc với người khác;
+ Tránh tụ tập đông người, tránh những buổi họp mặt;
+ Giữ khoảng cách với những người có nguy cơ cao mắc bệnh (như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu,…)
Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu?
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 nêu rõ thời gian ủ bệnh của COVID-19 như sau:
- Bệnh COVID-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Vi rút gây bệnh thường xuyên biến đổi tạo nên các biến thể mới với khả năng lây lan nhanh.
Kết quả giám sát cho thấy phần lớn các biến thể lưu hành phổ biến trên thế giới đều có ghi nhận tại Việt Nam. Vi rút SARS-CoV-2 lưu hành phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam đều thuộc biến thể Omicron.
- SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua bàn tay tiếp xúc với các vật dụng, bề mặt bị nhiễm SARS-CoV-2 rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua hạt khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị.
Thời gian ủ bệnh trung bình hiện nay khoảng 4 ngày. Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút và lây cho người khác từ 2 ngày trước khi khởi phát cho tới 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Người không triệu chứng vẫn có thể đào thải vi rút và lây nhiễm cho người khác.
Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 kết thúc ngày nào?
Ngày 29/10/2023, Thủ tướng đã có Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2023 bãi bỏ văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Thủ tướng Chính phủ ban hành trong đó, có bãi bỏ Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 và Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020.
Như vậy, Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 và Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 kết thúc ngày 29/10/2023.
Giãn cách xã hội là gì? Cách ly xã hội là gì? Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu? Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 kết thúc ngày nào? (Hình từ Internet)
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại ra sao?
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại được quy định tại Mục 1 Phần IV Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 3984/QĐ-BYT năm 2023, cụ thể như sau:
- Kích hoạt kế hoạch đáp ứng với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
- Triển khai thực hiện 3 trụ cột trong phòng, chống dịch COVID-19:
(1) Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể; có mục tiêu và lộ trình để có giải pháp phù hợp, hiệu quả để sớm kết thúc cách ly, phong tỏa;
(2) Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
(3) Điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đồng thời thực hiện hiệu quả phương châm 5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện một số giải pháp cấp bách:
+ Cho phép áp dụng một số biện pháp thuộc quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh như: trưng mua, trưng dụng cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, sinh phẩm, test kit xét nghiệm, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch.
+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Trên cơ sở Quyết định của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa phương khẩn trương ban hành các hướng dẫn theo thẩm quyền.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tại các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bí thư các tỉnh, thành phố trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo tổ chức họp thường xuyên hoặc đột xuất khi cần thiết để ra các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch.
- Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố báo cáo cho Ban chỉ đạo Quốc gia hàng ngày.
- Đề xuất với Chính phủ quy định rõ thẩm quyền của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Ban Chỉ đạo các địa phương trong việc quyết định các biện pháp phòng chống dịch để có sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời.
- Ban Chỉ đạo có vai trò thống nhất, điều phối các hoạt động phòng chống dịch giữa các Bộ, ngành, cơ quan thành viên để các đơn vị, địa phương làm căn cứ triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Trên cơ sở các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố triển khai các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh tại địa phương và các địa phương khác.
- Đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan điều phối các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương cho các địa phương, huy động nguồn lực từ các tỉnh, thành phố khác hỗ trợ cho các địa phương khó khăn.
Các biện pháp phòng bệnh Covid 19 là gì?
Tại Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 có hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh Covid-19 như sau:
*Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
Mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Viện phòng bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023 về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi ngờ.
- Nâng cao sức khỏe: có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Tăng cường thông khí, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, trường học, nơi làm việc.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở...).
- Cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh hướng dẫn học sinh, sinh viên, người lao động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu trên.
*Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan y tế địa phương. Triển khai lồng ghép tiêm vắc xin phòng COVID-19 với hoạt động tiêm chủng thường xuyên theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.
*Kiểm dịch y tế biên giới
Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 về kiểm dịch y tế biên giới.
*Thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị phòng, chống dịch
Các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị giám sát, xét nghiệm, phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

.jpg)







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì xử lý ra sao?
- Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm trường mầm non? Tải về Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm trường mầm non chi tiết?
- Số lượng Phó Chủ tịch xã của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 bao nhiêu? Bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND xã khi nào?
- Mẫu giấy sinh hoạt hè năm 2025 chi tiết nhất ra sao? Không đi sinh hoạt hè có bị hạ hạnh kiểm không?
- Trọn bộ Phụ lục Công văn 2457 năm 2025 về hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng chi tiết?