Hạn chót đăng ký thi Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 2? Địa điểm tổ chức thi Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 2 tại đâu?
Hạn chót đăng ký thi Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 2?
Đại học Quốc gia HCM thông báo lịch thi và thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đợt 2 ĐHQG TPHCM như sau:
- Thời gian mở đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025 Đợt 2: ngày 17/04/2025;
- Thời gian kết thúc đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025 Đợt 2: ngày 07/05/2025;
- Thời gian nộp lệ phí dự thi đánh giá năng lực 2025 Đợt 2: từ ngày 17/04/2025 đến hết ngày 08/05/2025;
- Thời gian tổ chức thi đánh giá năng lực 2025 Đợt 2: ngày 01/06/2025;
- Thời gian thông báo kết quả thi đánh giá năng lực 2025 Đợt 2: ngày 16/06/2025.
Vào ngày 7/5/2025, là ngày cuối cùng, kết thúc thời gian đăng ký dự thi Đánh giá năng lực 2025 đợt 2 do Đại học Quốc gia HCM tổ chức. Sau thời gian này, ban tổ chức cuộc thi sẽ chốt dữ liệu thí sinh dự thi.
Như vậy hạn chót đăng ký thi Đánh giá năng lực HCM đợt 2 là vào ngày 7/5/2025.
Hạn chót đăng ký thi Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 2? Địa điểm tổ chức thi Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 2? (Hình từ Internet)
Địa điểm tổ chức thi Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 2 tại đâu?
Theo các mốc thời gian lịch thi Đánh giá năng lực 2025 do ĐHQG HCM công bố. Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2 ĐHQG-HCM sẽ diễn ra vào ngày 1/6/2025 tại các trường đại học trên 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:
(1) Thành phố Huế:
- Đại học Huế
(2) Bình Định:
- Trường ĐH Quang Trung
- Trường ĐH Quy Nhơn
(3) Khánh Hòa:
- Trường ĐH Nha Trang
(4) Đắk Lắk:
- Trường ĐH Tây Nguyên
(5) Đồng Nai:
- Trường ĐH Lạc Hồng
- Trường ĐH Công nghệ Miền Đông
- Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai
(6) Lâm Đồng:
- Trường ĐH Đà Lạt
(7) Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường ĐH Bách Khoa
- Trường ĐH Công nghệ thông tin
- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Trường ĐH Kinh tế-Luật
- Trường ĐH Quốc tế
- Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
- Trường ĐH Công thương TP.HCM
- Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
- Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
- Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
- Trường ĐH Sài Gòn
- Trường ĐH Tài chính-Marketing
- Trường ĐH Văn Lang
- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Trường ĐH Ngoại thường CSII (TP.HCM)
(8) Bình Dương:
- Trường ĐH Thủ Dầu Một
- Trường ĐH Quốc tế Miền Đông
(9) Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Trường ĐH Dầu khí Việt Nam
- Trường CĐ Sư phạm BR-VT
(10) Tiền Giang:
- Trường ĐH Tiền Giang
(11) An Giang:
- Trường ĐH An Giang
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 là gì?
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học quốc gia được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học quốc gia được quy định tại Điều 3 Nghị định 186/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Quản lý, điều hành, sử dụng và chia sẻ các nguồn lực, cơ sở vật chất dùng chung trong Đại học quốc gia, bảo đảm tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng Đại học quốc gia thành cơ sở giáo dục đại học từng bước đạt chuẩn quốc tế, khu vực.
- Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan theo quy định; chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở theo quy định.
- Được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Được thí điểm mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới, ngoài danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo đã được quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện trên cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, kiểm tra.
- Được phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc Đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học quốc gia.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo?
- Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào theo Nghị định 12?
- Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bị loại trừ trong những trường hợp nào? Chủ xe cơ giới được hiểu ra sao?
- Hệ thống nào hỗ trợ tạo tài khoản đăng ký kinh doanh trực tuyến? Thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp ra sao?
- Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để xét miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT?