Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 7 2025 theo nội dung thống nhất tại Nghị quyết 60 NQ TW?
Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 7 2025 theo nội dung thống nhất tại Nghị quyết 60 NQ TW?
Ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Nghị Quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, nêu rõ thời gian hoàn thành Hiến pháp sửa đổi và thời gian Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực.
Cụ thể, theo Nghị Quyết 60-NQ/TW năm 2025, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các quy định về chính quyền địa phương phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2025, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025; quy định thời gian chuyển tiếp để bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.
Bên cạnh đó, giao Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 theo đúng quy định; ban hành các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo đúng tiến độ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khai thông điểm nghẽn, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về giấy tờ, thủ tục hành chính, sử dụng con dấu... tránh xáo trộn, lãng phí.
Như vậy, chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII thống nhất bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 7 2025 theo nội dung thống nhất tại Nghị quyết 60 NQ TW? (Hình từ Internet)
Quyết định sửa đổi Hiến pháp khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
Căn cứ theo Điều 120 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Như vậy, Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Hiến pháp 2013 có những nội dung cơ bản nào?
Theo Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Theo đó, Hiếp pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cơ quan của Nhà nước và toàn thể Nhân dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 được quy định từ Điều 1 đến Điều 120 bao gồm các phần nội dung chính như sau:
- Chế độ chính trị: từ Điều 1 đến Điều 13
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: từ Điều 14 đến Điều 49
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: từ Điều 50 đến Điều 63
- Bảo vệ tổ quốc: từ Điều 64 đến Điều 68
- Quốc hội: từ Điều 69 đến Điều 85
- Chủ tịch nước: từ Điều 86 đến Điều 93
- Chính phủ: từ Điều 94 đến Điều 101
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: từ Điều 102 đến Điều 109
- Chính quyền địa phương: từ Điều 110 đến Điều 116
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: từ Điều 117 đến Điều 118
- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: từ Điều 119 đến Điều 120.
Như vậy, Hiến pháp 2013 gồm có 120 điều được phân theo các nội dung cơ bản nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?