Hướng dẫn tra cứu Website lừa đảo mới nhất 2025? Mức phạt tiền đối với hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử thế nào?
Hướng dẫn tra cứu Website lừa đảo mới nhất 2025?
Để thực hiện tra cứu thông tin các Website lừa đảo, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://tinnhiemmang.vn/website-lua-dao
Bước 2: Nhấn vào nút 3 gạch phía bên trái màn hình rồi chọn tra cứu
Bước 3: nhấn vào “Bộ lọc” rồi nhập thông tin tại mục tìm kiếm
Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị các trang Website độc hại. Người dùng cần thực hiện kiểm tra và trách các tên Website tương ứng
*Trên đây là chi tiết cách tra cứu Website lừa đảo mới nhất 2025.
Hướng dẫn tra cứu Website lừa đảo mới nhất 2025? Mức phạt tiền đối với hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền đối với hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử thế nào?
Theo khoản 6 Điều 63 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động. Trong đó, có quy định mức phạt đối với hành vi lừa đảo trên Website như sau:
Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
....
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
...
Theo đó, hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm
Bên cạnh đó, buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần cá nhân
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử như sau:
- Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
+ Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
+ Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
+ Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định của Nghị định 52/2013/NĐ-CP;
+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
+ Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
- Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
+ Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
+ Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
+ Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
+ Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
- Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:
+ Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
+ Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
+ Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
- Các vi phạm khác:
+ Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bệnh Viêm gan vi rút B là bệnh gì? Chẩn đoán bệnh viêm gan vi rút B cấp như thế nào? Điều trị ra sao?
- Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sáp nhập theo Quyết định 759? Sáp nhập cần bảo đảm điều kiện nào?
- Hướng dẫn cách treo cờ Tổ Quốc nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết?
- Chính thức giữ nguyên 20 Kho bạc Nhà nước khu vực và điều chỉnh địa bản quản lý sau sắp xếp bộ máy?
- Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm? Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học?