Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật mới nhất 2025? Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật trong bao lâu?
Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật mới nhất 2025?
Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật mới nhất 2025 dưới đây:
Căn cứ Điều 24 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật mới nhất 2025 như sau:
(1) Khi nhận được kết luận kiểm tra văn bản, cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải thực hiện xử lý văn bản theo hình thức và thời hạn quy định tại Điều 23, Điều 26 Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
Đối với nội dung thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước thì sau khi nhận được kết luận kiểm tra, các cơ quan đã ban hành thông tư liên tịch phối hợp để xem xét, xử lý văn bản.
(2) Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo quy định hoặc cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản không thống nhất với kết quả xử lý thì cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản đôn đốc việc xử lý; cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản theo quy định tại (3), (4), (5), (7) và (8).
(3) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản trái pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành thuộc thẩm quyền kiểm tra;
- Đình chỉ việc thi hành toàn bộ hoặc một phần nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành thuộc thẩm quyền kiểm tra.
Thủ tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý văn bản trái pháp luật tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
(4) Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quy định tại (3) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần thông tư trái pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành; văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Đình chỉ việc thi hành toàn bộ hoặc một phần nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ nội dung trái pháp luật thuộc trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ trong thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.
(5) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quy định tại (3) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý văn bản theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 24 Nghị định 79/2025/NĐ-CP đối với văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền kiểm tra.
(6) Trường hợp phát hiện nội dung trái pháp luật trong thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo phạm vi thẩm quyền kiểm tra văn bản quy định tại Điều 14 Nghị định 79/2025/NĐ-CP kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, xử lý văn bản.
(7) Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định:
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, báo cáo Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ.
(8) Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái pháp luật đã bị đình chỉ việc thi hành thì Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
Hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý văn bản trái pháp luật mới nhất 2025? Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật trong bao lâu? (Hình ảnh Internet)
Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật trong bao lâu?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý và thông báo kết quả xử lý văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
- Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản kiến nghị, báo cáo xem xét lại kết luận kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 25 Nghị định 79/2025/NĐ-CP thì thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện như sau:
+ Cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo không chấp thuận của cơ quan, người ban hành kết luận kiểm tra văn bản, nếu kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 79/2025/NĐ-CP;
+ Cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo không chấp thuận của cơ quan, người có thẩm quyền, nếu kiến nghị, báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
Công bố văn bản xử lý văn bản trái pháp luật thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về công bố văn bản xử lý văn bản trái pháp luật như sau:
(1) Văn bản xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật phải được cơ quan, người đã ban hành văn bản đó gửi đăng Công báo điện tử, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản chậm nhất 03 ngày kể từ ngày ký chứng thực hoặc ký ban hành.
Văn bản xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật ở cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã và đăng trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có).
(2) Văn bản xử lý văn bản có chứa quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi. Trường hợp văn bản đó đã được đăng Công báo, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công bố trên các phương tiện thông tin đó.
(3) Quy định tại (1) và (2) không áp dụng đối với văn bản xử lý văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định danh điện tử doanh nghiệp là gì? Có bắt buộc định danh điện tử doanh nghiệp để làm các thủ tục hành chính công trực tuyến không?
- Sơ lược về cuộc đời và những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?
- Nơi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở đâu? Mục đích, yêu cầu lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác?
- Mẫu File Excel quản lý chi phí công trình xây dựng? Mẫu File theo dõi công trình xây dựng mới nhất thế nào?
- Công văn 5624/NTL-QLND2 hướng dẫn NNT lập hoá đơn ghi đầy đủ nội dung bắt buộc như thế nào?