Kết luận 1207 năm 2025 về Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh? Tải file PDF Kết luận 1207 năm 2025?
Kết luận 1207 năm 2025 về Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh? Tải file PDF Kết luận 1207 năm 2025?
Ngày 15/4/2025, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã ban hành Kết luận 1207-KL/TU năm 2025 về Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh.
>> Tải về Kết luận 1207-KL/TU năm 2025 PDF: TẠI ĐÂY
Chính thức có Kết luận 1207 năm 2025 về Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh? Tải file PDF Kết luận 1207 năm 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất những nội dung gì tại Kết luận 1207?
Căn cứ theo Kết luận 1207-KL/TU năm 2025 về Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh, Ban chấp hành Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất những nội dung sau đây:
(1) Cơ bản thống nhất Phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh là 51 đơn vị, gồm: 27 phường, 21 xã và 03 đặc khu (Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái) (Danh sách chi tiết kèm theo).
Trường hợp Trung ương phê duyệt 02 đặc khu (Vân Đồn, Cô Tô) thì sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã toàn tỉnh thành 54 đơn vị, gồm: 30 phường, 22 xã và 02 đặc khu.
(2) Giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Đảng ủy Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện Đề án không tổ chức cấp huyện và sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh bảo đảm chất lượng, tiến độ, trình cấp có thẩm quyền thông qua theo quy định.
Quá trình hoàn thiện Đề án phải lưu ý đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian phát triển kinh tế nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp;
Thực hiện rà soát, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của một số đơn vị nhằm khắc phục tồn tại, bất cập do lịch sử để lại trong công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính, quy hoạch.
(3) Giao ban thường vụ các huyện, thị, thành uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và khẩn trương hoàn thiện Đề án không tổ chức cấp huyện, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền bảo đảm đúng lộ trình, tiến độ đề ra, trong đó:
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của đơn vị hành chính cấp xã mới, bảo đảm vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông kết nối để phục vụ kịp thời và tốt nhất cho Nhân dân.
Việc đề xuất tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, đảm bảo tính hệ thống,khoa học, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương, quy định pháp luật hiện hành, được Nhân dân địa phương đồng thuận, ủng hộ;
Có thể cân nhắc đặt tên theo hướng lựa chọn tên đơn vị hành chính cấp huyện để đặt tên cho đơn vị hành chính cấp xã khu vực trung tâm; tên địa danh có truyền thống, lịch sử; địa danh nổi tiếng, có thương hiệu về du lịch, văn hóa, giao thương, đối ngoại; trường hợp nhập nhiều đơn vị thì có thể lấy tên của một đơn vị là trung tâm chính trị - hành chính.
- Tổ chức lấy ý kiến cử tri đảm bảo công khai, minh bạch, đúng tiến độ theo yêu cầu tại Công văn 2629-CV/TU năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong cộng đồng dân cư.
- Chỉ đạo triển khai ngay công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ cấp xã, đảm bảo có thể tổ chức đại hội ngay sau thời điểm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2025.
Tỉnh Quảng Ninh sẽ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 năm 2025?
Căn cứ tại Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025 đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Trong đó căn cứ tại Mục 1 Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025 quy định như sau:
I-Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
Như vậy thì tỉnh Quảng Ninh sẽ là đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập theo Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?
- Bài thơ về chú cảnh sát giao thông? Tổng hợp các bài thơ về chú cảnh sát giao thông hay nhất? Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ gì khi thực hiện tuần tra?
- Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào?
- Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi di chuyển tập thể dân cư thế nào? Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn những người nào?