Kết luận kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo điều gì?
- Kết luận kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo điều gì?
- Căn cứ, phương thức kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
- Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Kết luận kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo điều gì?
Kết luận kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 15 Nghị định 19/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra, đoàn kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho đối tượng được kiểm tra để lấy ý kiến đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra.
Trường hợp dự thảo kết luận kiểm tra phức tạp, có phạm vi rộng thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
- Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra gửi lại đoàn kiểm tra ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra.
Trường hợp dự thảo kết luận kiểm tra phức tạp, có phạm vi rộng thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra và phải thông báo bằng văn bản về việc kéo dài cho đoàn kiểm tra.
- Trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra hoặc 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 19/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP mà Đoàn kiểm tra không nhận được ý kiến bằng văn bản của đối tượng được kiểm tra đối với các nội dung trong dự thảo kết luận kiểm tra, thì Trưởng đoàn kiểm tra trình người có thẩm quyền kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra ký ban hành kết luận kiểm tra trong trường hợp được người có thẩm quyền kiểm tra ủy quyền.
- Kết luận kiểm tra được gửi cho đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành để thực hiện các nội dung nêu trong kết luận kiểm tra và công khai theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết khoản này.
- Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: Kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; xác định rõ sai phạm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm; kiến nghị xử lý sai phạm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm; thời hạn thông báo kết quả việc thực hiện kết luận kiểm tra.
- Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan có nội dung trái pháp luật, không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc không khả thi, không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thì đoàn kiểm tra kiến nghị cơ quan ban hành văn bản thực hiện việc kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản theo quy định.
*Trên đây là thông tin về "Kết luận kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo điều gì?"
Kết luận kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo điều gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ, phương thức kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ, phương thức kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phương thức kiểm tra định kỳ, theo địa bàn, chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hằng năm, khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
+ Theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Theo đề nghị của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Theo yêu cầu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính;
+ Việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp.
- Phương thức kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
+ Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức hoặc có phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác, có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
+ Khi phát hiện vướng mắc hoặc dấu hiệu vi phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gửi đến hoặc đang được lưu trữ, bảo quản theo quy định;
+ Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 4 Nghị định 19/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
- Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, không trùng lặp với hoạt động thanh tra, kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Kết luận kiểm tra phải được đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành đầy đủ và đúng thời hạn. Các sai phạm, kiến nghị, yêu cầu trong kết luận kiểm tra phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng việc và tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm.
Kết luận kiểm tra phải được người có thẩm quyền kiểm tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
- Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng được kiểm tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, lãnh thổ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tài chính nhà nước dùng để làm gì? Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, HĐND khi nào?
- Đã có Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 mở đợt cao điểm ngăn chặn và đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ra sao?
- Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập?
- Bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra trường? Mẫu bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra sao?
- Lễ Thượng cờ Lăng Bác mấy giờ? Lễ thượng cờ diễn ra vào thời gian nào? Lễ Thượng cờ Lăng Bác vào thứ mấy?