Kết thúc hoạt động Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước ngày 25/04/2025?
Kết thúc hoạt động Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước ngày 25/04/2025?
Ngày 14/4/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Căn cứ theo Phụ lục nội dung, nhiệm vụ thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp ban hành kèm theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 nêu rõ:
Lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các quy định, hướng dẫn sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
TT | Nội dung, nhiệm vụ | Dự kiến hoàn thành trước ngày | Ghi chú |
... | ... | ... | ... |
2.10 | Về kết thúc hoạt động của hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc | 25/4/2025 | |
2.11 | Về hướng dẫn phân định nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục hành chính của cấp huyện lên cấp tỉnh và xuống cấp xã và giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân trước, trong và sau sắp xếp đơn vị hành chính, thực hiện mô hình tổ chức chính quyềnđịa phương 02 cấp | 20/5/2025 | |
... | ... | ... | ... |
Như vậy, theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 giao lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các quy định, hướng dẫn sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã dự kiến kết thúc hoạt động Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước ngày 25/04/2025.
Thông tin "Kết thúc hoạt động Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước ngày 25/04/2025?" như trên.
Kết thúc hoạt động Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước ngày 25/04/2025? (Hình từ Internet)
Chính thức giữ nguyên HĐND cấp quận phường?
Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:
- Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính (trừ đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
- Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 đã giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Thay vì trước đó đề xuất tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và phường, xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương chỉ tổ chức chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân. |
Quy định về Hội đồng nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về Hội đồng nhân dân như sau:
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
+ Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
+ Chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
+ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân;
+ Cư trú hoặc công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình là đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, ban hành Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng nhân dân. Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống nào hỗ trợ tạo tài khoản đăng ký kinh doanh trực tuyến? Thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp ra sao?
- Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để xét miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT?
- Cục du lịch Quốc gia Việt Nam có tên tiếng anh là gì? Tên viết tắt tiếng anh là gì theo Quyết định 488?
- Mẫu hồ sơ Công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 51?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo: 7 nhiệm vụ và quyền hạn về công tác dân tộc của Bộ Dân tộc và Tôn giáo gồm những nội dung gì?