Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Công văn 1627?
Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Công văn 1627?
Ngày 11/4/2025, Bộ GD&ĐT đã có Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025 về việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non, phổ thông
Theo đó, Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025 tuyển dụng, quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non, phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có nêu rõ nội dung không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên, cụ thể như sau:
Trong đó, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau:
- Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm biên chế được giao chưa sử dụng và biên chế được bổ sung năm học 2024-2025). Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên.
- Thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng giáo viên như: Thông tin rộng rãi về nhu cầu tuyển dụng; có cơ chế, chính sách thu hút giáo viên về công tác tại địa phương; đặt hàng đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo theo nhu cầu của địa phương; tăng cường bồi dưỡng giáo viên sử dụng thông thạo tiếng dân tộc thiểu số nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy học tiếng dân tộc thiểu số...
- Tiếp tục rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu theo từng năm học, từng cấp học, môn học từ năm học 2026-2027 đến năm học 2030 - 2031, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu gửi kèm theo Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025).
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục; thu gọn các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
*Trên đây là "Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Công văn 1627?"
Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Công văn 1627? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non như sau:
(1) Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 của Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.
(2) Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (đã hết hiệu lực)) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư này thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
(3) Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.
Phẩm chất của nhà giáo tại cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn 1 - Phẩm chất nhà giáo cụ thể như sau:
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
- Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
+ Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
+ Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
- Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
+ Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
+ Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;
+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô vận tải người nội bộ có được chở người trên mui xe không? Xe ô tô vận tải người nội bộ chở người trên mui xe bị phạt bao nhiêu tiền?
- Báo văn hóa là cơ quan trực thuộc Bộ nào? Báo văn hóa có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quyết định 492?
- Trình tự thực hiện thủ tục tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2025 cấp trung ương ra sao?
- Những trường hợp nào phải phá dỡ chung cư? Thời hạn sử dụng nhà chung cư được quy định như thế nào?
- Mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?