Lễ hạ cờ diễn ra vào thời gian nào vào ngày 19 5 2025? Lễ hạ cờ diễn ra vào thứ mấy? Địa điểm lễ hạ cờ diễn ra ở đâu?
Lễ hạ cờ diễn ra vào thời gian nào vào ngày 19 5 2025? Lễ hạ cờ diễn ra vào thứ mấy? Địa điểm lễ hạ cờ diễn ra ở đâu?
Thông tin về Lễ hạ cờ diễn ra vào thời gian nào vào ngày 19 5 2025, Lễ hạ cờ diễn ra vào thứ mấy, địa điểm lễ hạ cờ diễn ra ở đâu dưới đây:
Căn cứ tại Điều 19 Pháp lệnh 06/2025/UBTVQH15 quy định lễ hạ cờ từ ngày 19 5 2025 như sau:
Nghi lễ thượng cờ, hạ cờ quốc gia
1. Nghi lễ thượng cờ, hạ cờ quốc gia được tổ chức hằng ngày trên Quảng trường Ba Đình.
2. Thời gian tổ chức nghi lễ thượng cờ, hạ cờ quốc gia như sau:
a) Từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10: Lễ thượng cờ vào thời điểm 06 giờ 00 phút; từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 31 tháng 3 năm sau: Lễ thượng cờ vào thời điểm 06 giờ 30 phút;
b) Lễ hạ cờ vào thời điểm 21 giờ 00 phút.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc tổ chức nghi lễ thượng cờ, hạ cờ quốc gia.
Theo đó, Lễ hạ cờ từ ngày 19 5 2025 diễn ra như sau:
- Thời gian: 21h00 tất cả các ngày trong tuần.
- Địa điểm: Quảng trường Ba Đình (Đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội).
Lễ hạ cờ diễn ra vào thời gian nào vào ngày 19 5 2025? Lễ hạ cờ diễn ra vào thứ mấy? Địa điểm lễ hạ cờ diễn ra ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 ra sao?
Căn cứ tại Điều 17 Pháp lệnh 06/2025/UBTVQH15 quy định Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 như sau:
(1) Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm:
- Lễ viếng cấp Nhà nước của Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Lễ viếng của khách cấp cao nước ngoài theo quy định của pháp luật về nghi lễ đối ngoại;
- Lễ viếng thường xuyên của Nhân dân và khách quốc tế.
(2) Hằng tuần, lễ viếng thường xuyên được tổ chức vào buổi sáng các ngày: Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Ngày thứ Hai và thứ Sáu nghỉ viếng. Các ngày sau đây nếu trùng vào thứ Hai hoặc thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng thường xuyên:
- Mồng Một Tết Âm lịch (ngày 01 tháng Giêng âm lịch);
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch).
(3) Hằng năm, không tổ chức lễ viếng một đợt từ 02 đến 03 tháng để làm công tác y tế giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bảo dưỡng định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ; thời gian cụ thể Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các trường hợp ngừng tổ chức lễ viếng khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(4) Lễ viếng cấp Nhà nước được tổ chức vào các dịp sau đây:
- Tết Âm lịch;
- Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02 dương lịch);
- Kỷ niệm Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Kỷ niệm năm tròn Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07 tháng 5 dương lịch);
- Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5 dương lịch);
- Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (ngày 27 tháng 7 dương lịch);
- Kỷ niệm Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
- Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Kỳ họp Quốc hội.
(5) Chính phủ quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh 06/2025/UBTVQH15.
Nguyên tắc quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Pháp lệnh 06/2025/UBTVQH15 quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự quản lý thống nhất của Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt.
- Bảo đảm tính khoa học, tính lịch sử, thể hiện được phong cách trong sáng, giản dị, gần gũi Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Kết hợp quản lý, bảo vệ với phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hóa của Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Pháp lệnh 06/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 19/5/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập?
- Bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra trường? Mẫu bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra sao?
- Lễ Thượng cờ Lăng Bác mấy giờ? Lễ thượng cờ diễn ra vào thời gian nào? Lễ Thượng cờ Lăng Bác vào thứ mấy?
- Mẫu Giấy mời dự lễ tổng kết năm học mới nhất? Lễ tổng kết năm học năm nay phải tổ chức trước ngày bao nhiêu?
- Mức tiền lương bình quân thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước được xác định như thế nào theo Nghị định 44?