Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 vào ngày nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa hồng Sapa vào ngày nào năm 2025?
Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 vào ngày nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa hồng Sapa vào ngày nào năm 2025?
Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 là một trong những lễ hội thường niên được mong chờ nhất tại Sa Pa, Lễ hội Hoa hồng 2025 sẽ được tổ chức tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend với chủ đề "Rực rỡ giữa mây ngàn"
Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 diễn ra từ ngày 26/4 đến 5/5.
Năm nay, thung lũng hoa hồng Fansipan cũng được nâng cấp với nhiều tiểu cảnh độc đáo hơn: bông hồng khổng lồ, quyển sách hoa hồng khắc họa tình yêu vùng cao, con đường hoa với tượng thiên thần dẫn lối, vòm hồng nghệ thuật, cùng váy công chúa và khinh khí cầu kết từ hàng trăm bông hoa tươi,... Góc nào của thung lũng hoa hồng cũng mộng mơ như cắt ra từ truyện cổ tích.
Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 không chỉ là dịp dạo bước giữa ngàn hoa, mà còn mở ra hành trình chinh phục đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương, kết hợp khám phá văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc Tây Bắc.
Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 vào ngày nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa hồng Sapa vào ngày nào năm 2025? (Hình từ Internet)
Lễ hội Hoa hồng Sapa có được nghỉ không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, Lễ hội Hoa hồng Sapa không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào các ngày diễn ra Lễ hội Hoa hồng Sapa người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Lễ hội Hoa hồng Sapa rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào các ngày diễn ra Lễ hội Hoa hồng Sapa, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lưu ý:
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc cơ quan nào? Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân không?
- Cơ quan nào có quyền xây dựng Chiến lược tài nguyên nước quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt?
- Các loại hội nghị và cuộc họp của Bộ Tài chính theo Quyết định 1018? Nguyên tắc tổ chức các cuộc họp của Bộ Tài chính?
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?