Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết như thế nào?
Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết ra sao?
Thông tin "Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết như thế nào?" tham khảo như sau
Đại lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất Đạt Đa, sau là Đức Phật Thích Ca - Giáo chủ của Đạo Phật. Ngài sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak theo lịch của Ấn Độ cổ, tương đương với ngày 8/4 (âm lịch) theo lịch Trung Quốc cổ vào năm 624 trước công nguyên.
Ở Việt Nam, ngày Phật đản trước đây là 8/4, sau này được Giáo hội thống nhất lấy ngày 15/4 âm lịch để làm lễ kỷ niệm. Trong ngày này diễn ra nghi thức tắm Phật, là một trong những hoạt động quan trọng của đại lễ Phật đản.
Dưới đây là một số bài kinh tụng trong Lễ Phật Đản.
CÚNG HƯƠNG Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, Cúng dường ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sanh, Cầu Phật từ gia hộ: Tâm Bồ đề kiên cố, Chí tu học vững bền, Xa biển khổ mông mênh, Chóng quay về bờ giác. Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật O Kính lễ Thế Tôn Giáo chủ Ta-bà Tu tập nhiều kiếp lâu xa Rồi từ Đâu-suất giáng thần Giã từ ngôi vị quốc vương Chuyên tâm ngồi thiền Hàng phục ma quân Một sáng sao mai vừa mọc Đạo giác ngộ viên thành Rồi hoằng pháp độ sanh. Các bậc hiền thánh tu theo Vô sanh đã chứng. Chúng con quy hướng nhất tâm Vô sanh sẽ chứng. Hôm nay nhân ngày Phật đản, chúng con trì niệm hồng danh, xưng dương công đức của Người. Kính xin Người từ bi gia hộ: Ánh đạo vàng ngày càng tỏ rạng Bánh xe pháp chuyển khắp muôn nơi Tông phong mãi mãi vàng son Tổ nghiệp đời đời vững mạnh Tăng ni, đạo lực thậm thâm, Phật tử, tín tâm kiên cố. Nguyện nhà nhà hạnh phúc, an khang, Cầu đất nước hòa bình, hưng thịnh. Năm châu an lạc, bốn biển thanh bình, Tình với vô tình đều thành Phật đạo. O Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần) |
TÁN PHẬT Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loại. Qui y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận! |
LỄ PHẬT Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, Lưới Đế châu ví đạo tràng, Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời . Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Cúi đầu xin thệ nguyện qui y. - Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo. (1 lễ) - Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lễ) - Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát; Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lễ) |
TÁN HƯƠNG Lư vàng vừa bén, Pháp giới hương bay, Mười phương chư Phật thảy đều hay, Theo gió cuốn mây bay, Xin gởi lòng này, Chư Phật nguyện về đây. Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát. (3 lần) |
TỤNG CHÚ ĐẠI BI Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần) Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị gia bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặt đậu đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê lị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà là, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra gía ra. Mạ mạ phạt ra ma, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha. |
TÁN PHẬT Trên trời dưới đất không bằng Phật, Thế giới mười phương cũng khó bằng, Thế gian có gì con đã thấy, Tất cả không ai bằng Phật vậy! Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. (3 lần) |
Lưu ý: Thông tin về Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết ra sao? mang tính chất tham khảo.
Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết như thế nào? (Hình từ Internet)
Lễ Phật Đản có phải là ngày lễ lớn ở nước ta không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Lễ Phật đản là ngày lễ quan trọng của Phật giáo, tuy nhiên Lễ Phật đản không thuộc một trong những ngày lễ lớn ở nước ta theo quy định pháp luật.
Vào ngày Lễ Phật Đản người dân đốt nhang có bị phạt không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
...
Như vậy, nếu việc thắp hương vào ngày Lễ Phật Đản được thực hiện không đúng nơi quy định thì công dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh và khẩn cấp là biện pháp nào?
- Mẫu Tổng hợp ý kiến thảo luận đóng góp vào báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ? Tải mẫu? Đọc báo cáo chính trị thực hiện ở bước thứ mấy?
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn? Tải mẫu? Tổ chuyên môn trường trung học sinh hoạt bao lâu một lần?
- Việc truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện từ thời điểm nào?
- Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm các nội dung nào? Thẩm quyền quyết định thuộc về ai?