Lịch bắn hỏa pháo súng thần công tại Huế 2025 mới nhất? Cập nhật lịch bắn lại hỏa pháo súng thần công tại Huế?
Lịch bắn hỏa pháo súng thần công tại Huế 2025 mới nhất? Cập nhật lịch bắn lại hỏa pháo súng thần công tại Huế?
Do một số lý do kỹ thuật ngoài mong muốn, chương trình bắn hỏa pháo súng thần công ngày 26/4 đã gặp một số vấn đề trong khâu chuẩn bị, dẫn đến thời gian trình diễn chưa phù hợp và không đáp ứng được kỳ vọng của người xem.
Do đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo tổ chức lại chương trình bắn hỏa pháo súng thần công vào lúc 19h15, thứ Bảy ngày 3/5.
Chương trình bắn hỏa pháo súng thần công là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình văn hóa nghệ thuật phục vụ cộng đồng, được tổ chức định kỳ vào tối thứ Bảy hàng tuần tại khu vực Đại Nội Huế.
Cụ thể, lịch bắn hỏa pháo súng thần công tại Huế 2025 mới nhất như sau:
- Thời gian: 19h15 Tối thứ Bảy, ngày 03/5/2025 - Địa điểm: Kỳ Đài – Quảng Trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế Thông tin kỹ thuật chương trình bắn pháo: Mỗi khẩu thần công chỉ có thể lắp được 9 phát đạn. Tổng cộng 8 khẩu thần công chỉ bắn được tối đa 9 lượt. Do đó, tổng số đạn bắn ra trong một lần bắn là 72 phát, diễn ra trong khoảng thời gian 40 giây. |
*Trên đây là thông tin về "Lịch bắn hỏa pháo súng thần công tại Huế 2025 mới nhất? Cập nhật lịch bắn lại hỏa pháo súng thần công tại Huế?"
Lịch bắn hỏa pháo súng thần công tại Huế 2025 mới nhất? Cập nhật lịch bắn lại hỏa pháo súng thần công tại Huế? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo là gì?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo được quy định tại Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
- Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
- Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
- Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.
Tiêu hủy pháo, thuốc pháo theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP?
Tiêu hủy pháo, thuốc pháo được quy định tại Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng, không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phải tuân thủ đúng quy trình, quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt phương án gồm:
Thời gian, địa điểm, phương pháp, cách thức tiêu hủy, thành phần Hội đồng tham gia tiêu hủy, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình tiêu hủy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Địa điểm tiêu hủy phải biệt lập, cách xa nơi dân cư, công trình công cộng và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
- Phương pháp tiêu hủy
+ Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu không chịu nước thì phải tháo bỏ hộp, giấy bảo quản, sau đó ngâm vào nước cho đến khi vỏ và thành phẩm tách rời nhau.
Tiến hành vớt các vật liệu bằng giấy, bìa, cặn không tan trong nước để riêng, đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; đối với nước có chứa hóa chất còn lại phải chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
+ Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu chịu nước thì phải tháo bỏ tách riêng phần vỏ và thuốc pháo.
Đối với vỏ thì tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; thuốc pháo phải ngâm vào nước cho đến khi thuốc pháo ngậm đủ nước làm mất tính năng nổ, cặn không tan đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
+ Đối với thuốc pháo thực hiện như tiêu hủy thuốc pháo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
- Trình tự, thủ tục tiêu hủy
+ Sau khi có quyết định tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp huyện trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm:
Đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường;
+ Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường, bảo đảm tất cả pháo tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
- Trường hợp pháo, thuốc pháo do các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất còn tồn đọng, hư hỏng, hết hạn sử dụng thì người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp tổ chức thực hiện tiêu hủy pháo, thuốc pháo theo quy trình tại địa điểm được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Sau khi tiêu hủy phải báo cáo kết quả về cơ quan Quân sự, cơ quan Công an trực tiếp quản lý, cấp giấy phép.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không?
- Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang trường đại học tư thục tên gì theo Quyết định 848?
- Nhựa gia dụng là gì? Thông tư 29 quy định về ngành công nghiệp sản xuất nhựa áp dụng với cơ sở sản xuất nhựa gia dụng thế nào?
- Bộ Công thương là cơ quan gì? 05 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn kỹ thuật công nghiệp có nội dung thế nào?
- Bộ Quốc phòng có phải cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia hay không?