Lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng?
Lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng?
Dưới đây là thông tin tham khảo về lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng:
Thành phố Hải Phòng sẽ mở cửa miễn phí cho người dân vào xem Concert "MEMORY SÓNG" tối ngày 14/5.
Chương trình sẽ có sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng như: Isaac, Trung Quân, Lâm Bảo Ngọc, Đạt Ozy,...
Chi tiết lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025
- Thời gian: 19h00 - 23h00 ngày 14/5/2025 - Địa điểm: Trung tâm Chính trị - Hành chính TP. Hải Phòng (địa điểm tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ) |
*Trên đây là thông tin về "Lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng?"
Lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng? (Hình từ Internet)
Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật là gì?
Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật được quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:
+ Tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
+ Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
- Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
+ Tuân thủ quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Thực hiện đúng với nội dung đã thông báo; nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
+ Bảo đảm hoạt động có nội dung phù hợp với văn hóa truyền thống; phù hợp với lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật; trường hợp tổ chức cho trẻ em phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em;
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
+ Thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải theo quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP;
+ Không được sử dụng người biểu diễn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
+ Không được sử dụng danh hiệu, giải thưởng đã bị thu hồi, bị hủy hoặc danh hiệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
+ Dừng hoặc thay đổi thời gian, địa điểm, kế hoạch tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý:
Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn được quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng;
Xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm ra sao?
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Quyền người tham gia lễ hội:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
(2) Nghĩa vụ người tham gia lễ hội:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Happy family day là ngày gì? Gợi ý món ăn có thể nấu trong ngày Quốc tế gia đình? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?
- Ngày 15 tháng 4 âm lịch là ngày gì? 15 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? 15 4 2025 âm lịch là ngày gì?
- Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng xét tuyển đại học 2025? Có hạn chế số lượng đăng ký nguyện vọng vào nhiều trường không?
- Chủ tịch nước được bầu theo đề nghị của ai? Đủ 18 tuổi được ứng cử chức danh Chủ tịch nước phải không?
- Lễ Phật Đản thắp hương gì? Ngày Phật đản cúng gì? Ngày Phật đản dâng hoa gì? Cách cắm hoa Phật đản?