Link thi Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người tỉnh Lào Cai 2025? Thi trực tuyến Pháp luật với mọi người Lào Cai 2025 ở đâu?
Link thi Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người tỉnh Lào Cai 2025? Thi trực tuyến Pháp luật với mọi người Lào Cai 2025 ở đâu?
Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người tỉnh Lào Cai năm 2025 do Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Lào Cai tổ chức dành cho đối tượng tham gia dự thi là công dân Việt Nam và người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Nội dung thi tìm hiểu một số quy định pháp luật mới thiết thực, có liên quan đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, quyền và lợi ích của người dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua trong năm 2024, 2025.
Thông qua cuộc thi Pháp luật với mọi người, mục đích nhằm cung cấp kiến thức về một số lĩnh vực pháp luật thiết thực với cuộc sống người dân; khuyến khích, phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành và bảo vệ pháp luật trong các tầng lớp Nhân dân, giúp giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật.
Cuộc thi được tổ chức từ 0h ngày 6/5/2025 đến 23h59 ngày 26/5/2025.
Link truy cập tham gia cuộc thi Pháp luật với mọi người: https://tuphaplaocai.com/timhieuphapluat
Lưu ý: Mỗi cá nhân được dự thi tối đa 5 lần. Người tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối internet theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong thời gian tối đa 25 phút/lần thi.
Thông tin về "Link thi Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người tỉnh Lào Cai 2025? Thi trực tuyến Pháp luật với mọi người Lào Cai 2025 ở đâu?" mang tính chất tham khảo.
Link thi Cuộc thi trực tuyến Pháp luật với mọi người tỉnh Lào Cai 2025? Thi trực tuyến Pháp luật với mọi người Lào Cai 2025 ở đâu? (Hình từ Internet)
Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân ra sao?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân như sau:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Có bao nhiêu hình thức phổ biến giáo dục pháp luật?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, có 07 hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể như sau:
(1) Họp báo, thông cáo báo chí.
(2) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
(3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
(4) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
(5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
(6) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
(7) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
05 nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định các nguyên tắc phổ biến giáo dục pháp luật như sau:
- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
- Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Theo đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật tuân theo 05 nguyên tắc nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?
- Khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải tuân thủ các điều kiện nào?
- Kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được xử lý như thế nào? Nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật?
- Sở Tài chính là cơ quan gì? Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính được quy định như thế nào theo Nghị định 45?
- Chức danh giảng viên đại học bao gồm những gì? Các chính sách đối với giảng viên đại học là gì?