Lòng se điếu 40m có đúng không? Video lòng se điếu 40m trên mạng xã hội thực hư như thế nào?
Lòng se điếu 40m có đúng không? Video lòng se điếu 40m trên mạng xã hội thực hư như thế nào?
Thông tin tham khảo lòng se điếu 40m có đúng không, video lòng se điếu 40m trên mạng xã hội thực hư dưới đây:
Thời gian gần đây, mạng xã hội đang ngập tràn câu chuyện lòng heo se điếu. Sau video của một Tiktoker cũng là chủ quán đăng tải lòng se điếu 40m. Nội dung video thể hiện ông vừa nhập được bộ lòng se điếu 40m "siêu khủng", dài 40m, nặng 5,8 kg và không hề được nối.
Từ đó, cộng đồng mạng tranh cãi về nguồn gốc và chất lượng của món lòng se điếu.
Sáng 8/5/2025, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã kiểm tra đột xuất cơ sở lòng xe điếu của Tiktoker này.
Đáng chú ý, Tiktoker xin lỗi khán giả xem video và giải thích: "Trong video đó do làm quảng cáo nên nói hơi quá. Tôi bước 27 bước chân, trong đầu nghĩ sải dài một bước chân từ 1,2 - 1,3m nhưng giờ nghĩ lại một bước chân của mình chỉ tầm 80 - 90cm, nên bản chất bộ lòng chỉ 25-27m".
Theo đó, Tiktoker xin lỗi người xem. Cùng với đó, chủ quán này giải thích bộ lòng xe điếu có trọng lượng từ 1-2 kg, tùy thời điểm, không phải lúc nào cũng có.
Lòng se điếu 40m có đúng không? Video lòng se điếu 40m trên mạng xã hội thực hư như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quảng cáo sai sự thật có bị phạt tù không?
Căn cứ theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội quảng cáo gian dối như sau:
Tội quảng cáo gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tội quảng cáo sai sự thật phạt hình sự, hành chính theo Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
+ Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
+ Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
+ Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010;
+ Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
+ Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
+ Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
+ Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2010;
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 bao nhiêu nước? Chi tiết Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 2025?
- Lễ Phật Đản khi nào kết thúc? Lịch tổ chức Lễ Phật Đản tại một số ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh?
- Ngày lễ Phật đản 2025 là ngày nào chính thức? Lễ Phật đản 2025 là ngày nào âm lịch? Lễ Phật đản 2025 Phật lịch bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước hiện nay là gì? Có được tự mình ứng cử chức danh Chủ tịch nước không?
- Lịch trình Concert Memory Sóng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố Hải Phòng?