Lòng xe điếu có phải dồi trường không? Tại sao lợn có lòng xe điếu? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm?
Lòng xe điếu có phải dồi trường không? Tại sao lợn có lòng xe điếu?
Thông tin tham khảo về lòng xe điếu có phải dồi trường không, tại sao lợn có lòng xe điếu dưới đây:
(1) Lòng xe điếu có phải dồi trường không?
- Lòng xe điếu (Lòng se điếu): Là phần lòng non, có màu trắng ngà, bề mặt nhẵn và trơn. Khi chế biến đúng cách, lòng se điếu giòn sần sật, vị béo nhẹ và thơm ngon đặc trưng, rất phù hợp để luộc, xào hoặc làm món nhúng lẩu.
- Dồi trường (Tràng lợn): Là phần ruột đầu lớn của lòng heo (phần tử cung của con lợn), có màu trắng sữa, dày và dai hơn lòng non.
Dồi trường được ưa chuộng bởi vị dai giòn bên ngoài và ngọt bùi bên trong của nó. Bên ngoài, dồi trường có hình dáng gần giống lòng non nhưng to hơn, khi ăn vào có vị giòn hơn. Khi ăn, dồi trường giòn dai, vị ngọt và thường được chế biến theo kiểu hấp, chiên hoặc xào cay.
Dù là lòng se điếu hay dồi trường, mỗi loại đều mang hương vị riêng độc đáo, làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của món ăn từ lòng heo.
Theo đó, lòng xe điếu khác dồi trường. Là hai bộ phận khác nhau của lòng non và tràng nên nó không phải là một như một số người vẫn nhầm lẫn. Tuy có ngoại hình bên ngoài khá giống nhau nhưng khi đưa hai loại lại gần sẽ dễ dàng nhận ra.
(2) Tại sao lợn có lòng xe điếu?
Lòng xe điếu (Lòng se điếu) là một dạng của lòng non lợn, có màu trắng ngà, bề mặt nhẵn và trơn, có thành lòng dày và mặt bên trong tạo thành nhiều nếp gấp. Khi ăn, loại lòng này sẽ mang đến cảm giác dai giòn và ngọt khác biệt chứ không gây cảm giác ngấy như lòng non thông thường.
Lòng xe điếu (Lòng se điếu) chính là đoạn lòng non của con lợn nhưng nó lại là một dạng đột biến. Được gọi là “Lòng se điếu” là bởi nó có hình dáng tựa như cái ống se điếu bát hút thuốc lào lâu năm bị đặc lại trong ống.
*Trên đây là thông tin tham khảo về lòng xe điếu có phải dồi trường không, tại sao lợn có lòng xe điếu!
Lòng xe điếu có phải dồi trường không? Tại sao lợn có lòng xe điếu? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm? (Hình ảnh Internet)
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
+ Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
+ Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010;
+ Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
+ Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
+ Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
+ Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2010;
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm như sau:
(1) Xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm.
(2) Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
(3) Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
(4) Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(5) Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
(6) Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
(7) Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
(8) Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân? Tải Thông tư 01 2025?
- Hàng rào điện được thiết kế như thế nào? Điện áp sử dụng cho hàng rào điện được quy định ra sao?
- Quan trắc mặn tự động là gì? Yếu tố vị trí được quy định ra sao? Trang thiết bị bao gồm những gì?
- Hướng dẫn cách làm thiệp làm tặng mẹ đơn giản chúc mừng Ngày của Mẹ? Mẫu thiệp tặng Ngày của Mẹ ra sao?
- Công văn 2034/BNV-TCBC 2025 hướng dẫn Nghị định 178 và Nghị định 67 về tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức?