Lòng xe điếu khác gì lòng thường? Phân biệt lòng xe điếu với lòng thường của con heo như thế nào?
Lòng xe điếu khác gì lòng thường? Phân biệt lòng xe điếu với lòng thường của con heo như thế nào?
Tham khảo lòng xe điếu khác gì lòng thường, phân biệt lòng xe điếu với lòng thường của con heo như thế nào dưới đây:
Vậy, lòng xe điếu khác gì lòng thường?
- Lòng xe điếu là một dạng của lòng non lợn, có thành lòng dày và mặt bên trong tạo thành nhiều nếp gấp. Khi ăn, loại lòng này sẽ mang đến cảm giác dai giòn và ngọt khác biệt chứ không không gây cảm giác ngấy như lòng non thông thường.
Tên gọi "xe điếu" xuất phát từ hình dáng tròn đều, cứng cáp, giống ống se điếu thuốc lào truyền thống. Phần hảo hạng nhất nằm gần dạ dày, với lớp mỡ mỏng phủ bên trong, mang lại trải nghiệm ẩm thực đặc trưng.
- So với lòng heo non thông thường, phân biệt lòng xe điếu với lòng non thường như sau:
STT | Điểm khác lòng xe điếu với lòng non thường |
Lòng non thường | Lòng non là phần ruột non của lợn, có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hóa một phần. Lòng non có đặc điểm mềm, mỏng, ít chất thải bên trong và màu sắc nhạt hơn các phần ruột già hay ruột giữa. Kích cỡ lòng non cũng nhỏ hơn nhiều so với ruột già của lợn. |
Lòng xe điếu | Lòng xe điếu không phải một bộ phận riêng biệt, mà là phần lòng non có cấu trúc săn chắc hơn, cuộn tròn tự nhiên, thành ruột dày hơn so với lòng non thông thường. Lòng xe điếu có kết cấu săn chắc, đàn hồi tốt, không bị teo tóp nhiều khi luộc hoặc hấp và giữ màu trắng bóng đẹp. Những đặc điểm này không chỉ tạo nên sự khác biệt cảm quan mà còn ám chỉ một cấu trúc sinh lý đặc biệt, có thể liên quan đến sự phát triển phì đại cục bộ của mô ruột. |
Lòng xe điếu thường được cho là xuất hiện ở lợn cái già, gầy yếu, nuôi lâu năm theo kiểu nông hộ, với chế độ ăn tự nhiên như rau, bèo tấm. Theo các chuyên gia đây không phải sản phẩm từ heo bệnh, mà là đặc điểm hiếm gặp ở heo bản địa hoặc heo nái.
*Trên đây là thông tin tham khảo lòng xe điếu khác gì lòng thường, phân biệt lòng xe điếu với lòng thường của con heo như thế nào!
Lòng xe điếu khác gì lòng thường? Phân biệt lòng se điếu với lòng thường của con heo như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hiện nay, chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm như sau:
(1) Xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm.
(2) Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
(3) Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
(4) Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(5) Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
(6) Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
(7) Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
(8) Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
Năm 2025, những hành vi nào bị cấm về an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định những hành vi bị cấm về an toàn thực phẩm như sau:
- Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh:
+ Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
+ Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
+ Thực phẩm bị biến chất;
+ Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
+ Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
+ Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
+ Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
+ Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
+ Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
- Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
- Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
- Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
- Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
- Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
- Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Happy family day là ngày gì? Gợi ý món ăn có thể nấu trong ngày Quốc tế gia đình? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?
- Ngày 15 tháng 4 âm lịch là ngày gì? 15 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? 15 4 2025 âm lịch là ngày gì?
- Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng xét tuyển đại học 2025? Có hạn chế số lượng đăng ký nguyện vọng vào nhiều trường không?
- Chủ tịch nước được bầu theo đề nghị của ai? Đủ 18 tuổi được ứng cử chức danh Chủ tịch nước phải không?
- Lễ Phật Đản thắp hương gì? Ngày Phật đản cúng gì? Ngày Phật đản dâng hoa gì? Cách cắm hoa Phật đản?