Lực lượng quản lý bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 được quy định như thế nào?
Lực lượng quản lý bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 2025 quy định về thành phần lực lượng quản lý bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 như sau:
(1) Lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: Sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và lao động hợp đồng thuộc Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng.
(2) Lực lượng phối hợp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm:
- Quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng có liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và công nhân công an thuộc các cơ quan, đơn vị trong Bộ Công an có liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị trong các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lực lượng quản lý bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 được quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao?
Căn cứ Điều 28 Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 2025 quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
- Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
- Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng phối hợp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và sự phân công của cơ quan có thẩm quyền.
*Lưu ý: Tiêu chuẩn đối với người được tuyển chọn, tuyển dụng vào lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
- Công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, nghĩa vụ quân sự; pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan có thể được tuyển chọn, tuyển dụng vào lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với người được tuyển chọn, tuyển dụng vào lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lăng Chủ tịch từ ngày 19 5 2025 quy định thế nào?
Căn cứ Điều 17 Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 2025, Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lăng Chủ tịch từ ngày 19 5 2025 quy định sẽ được thực hiện như sau:
(1) Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm:
+ Lễ viếng cấp Nhà nước của Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Lễ viếng của khách cấp cao nước ngoài theo quy định của pháp luật về nghi lễ đối ngoại;
+ Lễ viếng thường xuyên của Nhân dân và khách quốc tế.
(2) Hằng tuần, lễ viếng thường xuyên được tổ chức vào buổi sáng các ngày: Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Ngày thứ Hai và thứ Sáu nghỉ viếng.
Các ngày sau đây nếu trùng vào thứ Hai hoặc thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng thường xuyên:
+ Mồng Một Tết Âm lịch (ngày 01 tháng Giêng âm lịch);
+ Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5 dương lịch);
+ Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch).
(3) Hằng năm, không tổ chức lễ viếng một đợt từ 02 đến 03 tháng để làm công tác y tế giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bảo dưỡng định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ; thời gian cụ thể Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các trường hợp ngừng tổ chức lễ viếng khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(4) Lễ viếng cấp Nhà nước được tổ chức vào các dịp sau đây:
+ Tết Âm lịch;
+ Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03 tháng 02 dương lịch);
+ Kỷ niệm Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Kỷ niệm năm tròn Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07 tháng 5 dương lịch);
+ Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5 dương lịch);
+ Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (ngày 27 tháng 7 dương lịch);
+ Kỷ niệm Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
+ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Kỳ họp Quốc hội.
(5) Chính phủ quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 2025.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình ảnh Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh? Ý nghĩa Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh? Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh có phải ngày lễ lớn?
- Lực lượng quản lý bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19 5 2025 được quy định như thế nào?
- Tổng hợp học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM? Học phí các trường đại học 2025 tại TPHCM ra sao?
- Ngày 20 tháng 5 là ngày gì? Ngày 20 tháng 5 có sự kiện gì? Ngày 20 5 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 76?