Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì? Mật nghị Hồng y 2025 ngày nào? Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì? Mật nghị Hồng y 2025 ngày nào? Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Mật nghị Hồng y (hay còn gọi Cơ mật viện bầu Giáo hoàng) là một cuộc họp kín của Hồng y đoàn để bầu ra vị Giám mục của giáo phận Rôma, người sẽ trở thành giáo hoàng của Giáo hội Công giáo thay cho vị giáo hoàng trước đó vừa qua đời hoặc từ chức. Giáo hội Công giáo xem giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô để đứng đầu Giáo hội Công giáo tại trần gian.
Mật nghị Hồng y này là phương thức để chọn giáo hoàng trong suốt gần nửa thời gian tồn tại của giáo hội, giờ đây trở thành phương thức cổ xưa nhất còn đang được thi hành để chọn người đứng đầu một tổ chức.
Mật nghị Hồng y 2025 sẽ bắt đầu vào ngày 7/5/2025
Chú ý: Thông tin "Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì? Mật nghị Hồng y 2025 ngày nào? Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì? Mật nghị Hồng y 2025 ngày nào? Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? (Hình từ Internet)
Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đồng thời căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Theo đó, việc tổ chức lễ hội cần lưu ý thực hiện theo nguyên tắc tổ chức lễ hội nói chung và nguyên tắc tổ chức lễ hội hoạt động tín ngưỡng nói riêng như quy định trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập, thông qua và công bố Danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm nhà ở thương mại tại Nghị định 75 ra sao?
- Tối ngày 30 4, khối Cảnh sát cơ động Kỵ binh diễu hành trên đường Nguyễn Huệ lúc mấy giờ? Mấy giờ kết thúc?
- Tử vi tuần mới 12 con giáp từ 28 4 - 4 5 2025 chi tiết? Tử vi tuần mới chính xác nhất từ ngày 28 4 đến ngày 4 5 2025?
- Người dân TPHCM có được bắn pháo hoa lễ 30 tháng 4 năm 2025 không? 9 Hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo hoa?
- Bộ tem kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? Bộ tem đặc biệt kỷ niệm 50 Năm Giải Phóng Miền Nam?