Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Mẫu tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp 3 ra sao?
Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Mẫu tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp 3 ra sao?
Dưới đây tổng hợp các mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 - 2025.
>>> Tải về Mẫu số 1
>>> Tải về Mẫu số 2
Lưu ý: Thông tin về Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Mẫu tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp 3 ra sao? mang tính chất tham khảo.
Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT năm học 2024 2025? Mẫu tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp 3 ra sao? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả kèn luyện và học tập của học sinh THPT qua những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định hình thức đánh giá học sinh THPT bao gồm:
(1) Đánh giá bằng nhận xét
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
(2) Đánh giá bằng điểm số
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
(3) Hình thức đánh giá đối với các môn học
- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Độ tuổi bắt đầu học THPT là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020TT-BGDĐT quy định như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
...
Như vậy, tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi.
- Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp THPT ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
Lưu ý:
- Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
+ Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
+ Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
+ Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
- Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
+ Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
+ Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào không được làm kế toán trưởng của tổ chức tín dụng? Kế toán trưởng có những trách nhiệm chính nào?
- Người sử dụng lao động phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động khi nào? Với những nội dung gì?
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực IV quản lý nhà nước đối với các tỉnh thành nào? 3 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?
- Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Đang mang thai có được tham gia thi tuyển viên chức hay không? Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự ra sao?