Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?

Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?

Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?

Theo Công văn 758/BVHTTDL-TV năm 2025 Tải về về việc hướng dẫn tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, vòng Sơ khảo cuộc thi diễn ra từ tháng 3 đến hết tháng 6/2025.

Dưới đây là một số mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 dành cho bạn đọc tham khảo.

Mẫu bìa 1 Tải về

Mẫu bìa 2 Tải về

Mẫu bìa 3 Tải về

Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 mang tính chất tham khảo.

Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?

Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu? (Hình từ Internet)

Mục đích triển khai Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc là gì?

Căn cứ theo Mục I Công văn 758/BVHTTDL-TV năm 2025, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc nă 2025 là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, từ đó khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin, tri thức, khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.

Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 là gì?

Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 758/BVHTTDL-TV năm 2025 như sau:

(1) Đề thi dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau):

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Đề 2:

Câu 1: Viết tiếp lời cho một tác phẩm mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

(2) Đề thi dành cho học sinh phổ thông và sinh viên (Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau):

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, tác phẩm nào có tác động mạnh mẽ đến tư duy của anh (chị), khơi dậy khát vọng, ý chí phấn đấu, tiên phong, sáng tạo, tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Đề 2:

Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Độ tuổi học sinh tiểu học, THCS, THPT được quy định như thế nào?

Theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định độ tuổi học sinh tiểu học, THCS và THPT cụ thể như sau:

(1) Các cấp học và độ tuổi của học sinh tiểu học, THCS, THPT (giáo dục phổ thông) được quy định như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

(2) Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại (1) bao gồm:

- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

(3) Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hạn chót nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM khi nào? Nộp bài thi Đại sứ văn hóa đọc 2025 cấp Đại học Quốc gia TPHCM tại đâu?
Pháp luật
Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?
Pháp luật
Mẫu bài thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cho học sinh tiểu học và THCS 2 bộ đề tham khảo ra sao?
Pháp luật
Trọn bộ đáp án Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cho học sinh tiểu học, THCS, THPT và sinh viên tham khảo?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu bài thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025 đề 1, đề 2 hay, chọn lọc cho học sinh phổ thông và sinh viên?
Pháp luật
Mẫu bài dự thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 cho học sinh các cấp và sinh viên thế nào?
Pháp luật
Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng chọn lọc?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu bài thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 đề 1, đề 2 hay, chọn lọc cho học sinh tham khảo?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025? Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025? Tải về?
Pháp luật
Mẫu thông tin dự thi Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025? Tải về mẫu thông tin dự thi Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
19 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào