Mẫu biên bản kiểm phiếu hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và Đào tạo?
Mẫu biên bản kiểm phiếu hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo?
Căn cứ Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về mẫu biên bản kiểm phiếu hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
Theo đó, Mẫu 5 biên bản kiểm phiếu hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên Hội đồng:
2. Quyết định hội đồng số: /QĐ-BGDĐT ngày tháng năm
3. Ngày họp Hội đồng:
4. Số thành viên tham dự họp Hội đồng
5. Kết quả phiếu đánh giá (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô của từng thành viên và phần kết luận chung của mỗi đề xuất đề tài):
Ghi chú: Đánh giá chung ở mức “Thực hiện” nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng đề nghị “Đạt”.
...
>> TẢI VỀ Mẫu 5 biên bản kiểm phiếu hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo
Mẫu biên bản kiểm phiếu hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo? (Hình ảnh Internet)
Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng xác định);
- Thành phần Hội đồng xác định có 7, 9 hoặc 11 thành viên, bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký khoa học và các thành viên khác. Mỗi đề xuất đề tài có 2 thành viên được phân công phản biện.
Thành viên Hội đồng xác định là các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý am hiểu sâu về lĩnh vực của đề xuất đề tài;
- Trách nhiệm của Hội đồng và các thành viên Hội đồng xác định theo quy định tại Điều 33 và Điều 35 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ 2013;
- Kinh phí tổ chức họp Hội đồng xác định do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả theo quy định hiện hành.
Thẩm định nội dung và kinh phí đề tài cấp bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về thẩm định nội dung và kinh phí đề tài cấp bộ như sau:
(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Tổ thẩm định nội dung và kinh phí (sau đây gọi là Tổ thẩm định). Kinh phí tổ chức họp Tổ thẩm định do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả theo quy định hiện hành.
(2) Tổ thẩm định có 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có Tổ trưởng, Thư ký khoa học và các thành viên khác. Mỗi đề tài có 2 thành viên được phân công phản biện.
Thành viên tham gia Tổ thẩm định bao gồm: Đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính; các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
(3) Phương thức làm việc của Tổ thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
(4) Trách nhiệm của thành viên và Tổ thẩm định
- Thẩm định các nội dung được nêu tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Rà soát lại nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến Hội đồng tư vấn tuyển chọn và nội dung chỉnh sửa khác (nếu có);
- Đánh giá sự phù hợp của dự toán kinh phí so với các nội dung nghiên cứu theo kết luận của Hội đồng tuyển chọn và các nội dung chỉnh sửa khác (nếu có);
- Kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện đề tài gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác (nếu có), phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần;
- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh sách tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài cấp bộ;
- Thành viên Tổ thẩm định chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể về kết luận chung của Tổ thẩm định theo quy định hiện hành.
(5) Quy trình làm việc của Tổ thẩm định
- Tổ trưởng Tổ thẩm định chủ trì cuộc họp thẩm định;
- Các ủy viên Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định các nội dung được nêu tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, đánh giá việc hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, đánh giá hồ sơ đề tài cấp bộ theo Mẫu 14 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Tổ thẩm định thảo luận, thống nhất theo đa số về tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài cấp bộ, thẩm định nội dung và kinh phí các đề tài;
- Thư ký khoa học có trách nhiệm hoàn thiện các nội dung Biên bản họp Tổ thẩm định theo Mẫu 15 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, thông qua ý kiến các thành viên Tổ thẩm định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môn toán học: Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông lớp 9? 04 quan điểm xây dựng chương trình toán học?
- Sáp nhập xã: Điều tra viên bố trí ở Công an cấp xã được quy định thế nào sau sáp nhập theo Hướng dẫn 11?
- Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đúng không? Tên giao dịch tiếng anh của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý?
- Thao tác lập luận bình luận là gì? Ví dụ về thao tác lập luận bình luận? Yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông?
- Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng được kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính không?