Mở quán hát tại vùng nông thôn thì dịch vụ này có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Mở quán hát tại vùng nông thôn thì dịch vụ này có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Mở quán hát tại vùng nông thôn thì dịch vụ này có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
….
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.

Do đó, đối chiếu với quy định trên có thể thấy đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ mở quán hát như ka-ra-ô-kê (karaoke) sẽ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định này không phân biệt địa điểm mở quán hát ở khu vực nông thôn hay thành thị.

Mở quán hát tại vùng nông thôn thì dịch vụ này có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không

Mở quán hát tại vùng nông thôn thì dịch vụ này có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? (Hình từ Internet)

Gia đình tự sản xuất và bán rượu thủ công thì có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;

Đồng thời tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định như sau:

Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

Do đó, theo quy định này có thể thấy rượu là một trong những loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định không có phân loại rượu thủ công hay công nghiệp, trừ trường hợp rượu do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu thì không chịu thuế.

Các trường hợp hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định như sau:

Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.

Trên đây là những trường hợp hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mở quán hát tại vùng nông thôn thì dịch vụ này có thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Pháp luật
Văn khấn ngày rằm, mùng 1 hàng tháng? Cúng ngày rằm, mùng 1 hàng tháng có phải mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Nghị định 81/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước?
Pháp luật
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nội địa như thế nào? Các mốc thời gian gia hạn cụ thể?
Pháp luật
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước theo Nghị định 81/2025/NĐ-CP?
Pháp luật
Trường hợp xe mô tô nhập khẩu là hàng trưng bày thì có được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Pháp luật
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô điện chạy bằng pin theo quy định hiện nay là bao nhiêu %?
Pháp luật
Xe ô tô điện chạy bằng pin có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Nếu có thì tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe này quy định ra sao?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa chịu thuế TTĐB không được giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 180 là gì?
Pháp luật
Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế tiêu thụ đặc biệt
28 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào