Mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng hay giảm trong thời gian tới? Đánh giá về tình hình áp dụng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay?

Mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng hay giảm trong thời gian tới? Đánh giá về tình hình áp dụng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay? - Câu hỏi của anh Lộc (Kiên Giang)

Mức giảm trừ gia cảnh dành cho người phụ thuộc hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh từ ngày 01/7/2021 như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo đó, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng hay giảm trong thời gian tới? Đánh giá về tình hình áp dụng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay?

Mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng hay giảm trong thời gian tới? Đánh giá về tình hình áp dụng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay?

Đánh giá về tình hình áp dụng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay thế nào?

Tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục II Phụ lục 2 Tờ trình Dự thảo Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, như sau:

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.

Luật thuế thu nhập cá nhân (áp dụng từ 01/01/2009) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 (áp dụng từ 01/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Đồng thời bổ sung quy định: Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình UBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Ngày 02/6/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020).

Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.

Thời gian qua có ý kiến cho rằng cần quy định mức giảm trừ gia cảnh theo mức lương tối thiểu vùng, mức giảm trừ gia cảnh ở các đô thị, thành phố lớn cần phải cao hơn ở khu vực nông thôn, miền núi do chi phí đắt đỏ hơn; cũng có ý kiến cho rằng phải có chính sách thuế điều tiết cao hơn đối với cá nhân ở các đô thị, thành phố lớn để hạn chế nhập cư, di dân vào các đô thị lớn...

Với mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì cũng chưa phải nộp thuế TNCN.

- Cá nhân có thu nhập dưới 120 triệu đồng/tháng, theo hiện hành số thuế TNCN phải nộp so với thu nhập cũng chưa đến 20%, cụ thể:

+ Cá nhân có thu nhập 40 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 6,56%/thu nhập;

+ Thu nhập 60 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 11,74%/thu nhập;

+ Thu nhập 80 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 15,55%/thu nhập;

+ Thu nhập 100 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 18,44%/thu nhập.

- Đối với cá nhân có thu nhập ở mức cao trên 120 triệu đồng thì số thuế TNCN phải nộp mới ở tỷ lệ cao hơn 20%/thu nhập, cụ thể:

+ Cá nhân có thu nhập 120 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 21,2%/thu nhập;

+ Cá nhân có thu nhập 150 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 23,96%/thu nhập...

(Việc tính toán này với giả định cá nhân có 1 người phụ thuộc, trường hợp cá nhân có nhiều hơn 1 người phụ thuộc thì số thuế phải nộp cũng thấp hơn tương ứng).

Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2021 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố thì thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam trong năm 2021 (theo giá hiện hành) là 4,2 triệu đồng và nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân là 9,184 triệu đồng/tháng/người.

Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11 triệu đồng/tháng) là bằng hơn 2,6 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người (cao hơn nhiều so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng);

Đồng thời cũng cao hơn mức thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất. Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) cũng tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay.

Mức giảm trừ gia cảnh trong thời gian tới như thế nào?

Nội dung này được ghi nhận tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục II Phụ lục 2 Tờ trình Dự thảo Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, như sau:

Tại tờ trình dự thảo nêu rõ việc thực hiện chính sách thuế TNCN có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại, đảm bảo công bằng xã hội.

Cùng với các nguồn thu khác, nguồn thu từ thuế TNCN đã được sử dụng để đáp ứng rất nhiều các nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Việc áp dụng thuế TNCN cần đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh sống của người nộp thuế đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội chung (được xem là tính công bằng theo chiều ngang) và theo đó việc quy định về giảm trừ gia cảnh là một thành tố quan trọng trong chính sách thuế TNCN của hầu hết các quốc gia.

Về bản chất, quy định về giảm trừ trước khi tính thuế đảm bảo nguyên tắc cá nhân cần phải có một mức thu nhập nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: ăn, ở, đi lại, học tập, khám chữa bệnh..., vì thế, thu nhập trên ngưỡng này mới phải nộp thuế.

Việc áp dụng các khoản giảm trừ còn hướng tới mục tiêu loại trừ các đối tượng có thu nhập thấp ra khỏi diện phải nộp thuế TNCN.

Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, người phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN là mức cụ thể theo mặt bằng chung của xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, với nhu cầu tiêu dùng khác nhau.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức chi tiêu bình quân đầu người trong một giai đoạn nhất định.

Theo Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Luật thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) dự kiến xem xét đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội trong giai đoạn 2023-2025.

Nếu dự kiến đến 2026, Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực thi hành thì cũng có thể nghiên cứu sửa đổi nâng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả cũng như sự gia tăng mức sống dân cư trong giai đoạn tới.

Như vậy, trong thời gian tới, có thể mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân sẽ được thay đổi sao cho đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức chi tiêu bình quân đầu người trong một giai đoạn nhất định.

Xem toàn bộ Tờ trình dự thảo tại đây.

Giảm trừ gia cảnh
Thuế thu nhập cá nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhận thừa kế bất động sản phải nộp thuế như thế nào? Số thuế phải nộp khi thừa kế bất động sản là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Tiền thuế thu nhập cá nhân 2025 phải đóng là bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi tính thuế TNCN như thế nào? Đối tượng nào được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc?
Pháp luật
Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) đối với 1 tháng thử việc trong năm 2021 thì có được hoàn thuế ở năm 2022 không?
Pháp luật
Thuế TNCN đối với người lao động trong trong giai đoạn thử việc sẽ được tính như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người nước ngoài bán cổ phiếu được thưởng từ công ty thì sẽ được tính thuế TNCN như thế nào?
Pháp luật
Cách lập danh sách số tiền nộp thuế TNCN đã nộp thay cho cá nhân trên HTKK chi tiết, mới nhất 2025?
Pháp luật
Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán có phải tiểu mục 1015? Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn cuối cùng để nộp thuế thu nhập cá nhân tháng 4 là khi nào? Thời gian cuối cùng được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 4 là bao lâu?
Pháp luật
Tiền hoàn thuế thu nhập cá nhân bao lâu thì nhận được? Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảm trừ gia cảnh
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
11,048 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào