Ngày 15 tháng 4 âm lịch là ngày gì? 15 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? 15 4 2025 âm lịch là ngày gì?
Ngày 15 tháng 4 âm lịch là ngày gì? 15 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? 15 4 2025 âm lịch là ngày gì?
Ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo – ngày Chính lễ Phật đản. Đây là cơ hội để các Phật tử trên toàn thế giới bày tỏ lòng tôn kính, tri ân Đức Phật, đồng thời cũng là thời điểm để mọi người suy ngẫm về những lời dạy quý báu của Ngài.
Tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tuần lễ Phật đản diễn ra từ ngày 8/4 đến ngày 15/4 âm lịch.
Đặc biệt, vào ngày 15/4 âm lịch – ngày Chính lễ, các chùa thường tổ chức nghi thức tắm Phật nhằm tái hiện lại khoảnh khắc Đức Phật Thích Ca đản sinh. Đây là một trong những nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và mong muốn gột rửa những điều xấu xa, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, ngày 15/4 âm lịch cũng được Liên Hợp Quốc công nhận là Ngày Quốc tế Vesak, một ngày lễ lớn trong hệ thống Phật giáo toàn cầu. Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là dịp để thế giới cùng nhìn lại những giá trị nhân văn mà Đức Phật đã truyền dạy, hướng con người đến cuộc sống hòa bình, từ bi và trí tuệ.
Dưới đây là lịch tháng 5 năm 2025:
Theo đó, tháng 5 năm 2025 bắt đầu từ ngày 1/5/2025 (rơi vào ngày 4/4/2025 âm lịch) và kết thúc vào ngày 31/5/2025 (rơi vào ngày 5/5/2025 âm lịch).
Ngày 15 tháng 4 âm là ngày 12 tháng 5 dương 2025 rơi vào thứ 2.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngày 15 tháng 4 âm lịch là ngày gì? 15 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? 15 4 2025 âm lịch là ngày gì? (Hình từ Internet)
Bài khấn ngày rằm 15 tháng 4 âm lịch?
Bài khấn ngày rằm 15 tháng 4 âm lịch tham khảo như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
- Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật và Chư Phật mười phương.
- Con kính Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ cùng chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ (chúng) con tên là: …… Ngụ tại: ……
Hôm nay là ngày Rằm tháng 4 năm Ất tỵ 2025, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất và chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm bày biện sắm lễ, hương, hoa trà quả và thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con xin kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Tài thần, Ngũ phương, Long Mạch.
Con cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con thành tâm kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, Cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, xin chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con xin kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ gia trì cho chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình thuận hoà.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ che chở.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Ngày 15 tháng 4 âm lịch lao động có được nghỉ làm không?
Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời cũng theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, ngày 15 tháng 4 âm lịch không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào ngày 15 tháng 4 âm lịch người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp ngày 15 tháng 4 âm lịch rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 15 tháng 4 âm lịch, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.


.jpg)







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?
- IELTS bao nhiêu thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo Thông tư 24? Trường hợp được miễn thi tất cả các môn?