Ngày Quốc tế chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới là ngày gì? Ngày này diễn ra vào ngày mấy, thứ mấy?
Ngày Quốc tế chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới là ngày gì? Ngày này diễn ra vào ngày mấy, thứ mấy?
Ngày Quốc tế chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới, được gọi là IDAHOBIT (International Day Against Homophobia, Transphobia, and Biphobia), là ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT.
Năm 2025, ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT diễn ra vào ngày 17 tháng 5 rơi vào thứ Bảy.
Tại Việt Nam, IDAHOBIT góp phần thúc đẩy đối thoại về quyền LGBT, khuyến khích các chính sách tiến bộ và thay đổi thái độ xã hội, nơi mọi cá nhân đều được yêu thương và tôn trọng, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới.
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về "Ngày Quốc tế chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới là ngày gì? Ngày này diễn ra vào ngày mấy, thứ mấy?"
Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới là ngày nào thứ mấy? (Hình ảnh Internet)
Người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người thuộc cộng đồng LGBT bị xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi mà người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người thuộc cộng đồng LGBT sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
...
Như vậy, người có hành vi xúc phạm anh dự nhân phẩm của người thuộc cộng đồng LGBT bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn buộc xin lỗi công khai đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân của người thuộc cộng đồng LGBT (Căn cứ: điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người thuộc cộng đồng LGBT có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trường hợp thuộc tình tiết tăng nặng, tùy thuộc tính chất mức độ của hành vi thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, công việc từ 01 đến 05 năm.
Việt Nam có hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới chưa?
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, theo quy định pháp luật, nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới, đồng nghĩa với việc các cặp đôi cùng giới không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và hưởng các quyền lợi pháp lý như hôn nhân khác giới.
Tuy nhiên, pháp luật không cấm hôn nhân đồng giới, điều này có nghĩa là các cặp đôi đồng giới vẫn có quyền tổ chức đám cưới, chung sống với nhau và xây dựng tổ ấm theo mong muốn của mình. Dù chưa được pháp luật công nhận chính thức, họ vẫn có quyền theo đuổi hạnh phúc, thể hiện tình yêu và cam kết lâu dài như bất kỳ gia đình nào khác trong xã hội.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau sáp nhập giảm gần 130 000 biên chế cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp xã theo dự kiến ra sao?
- Những văn bản nào không được đăng tải trên công báo điện tử? Thời hạn đăng tải văn bản trên công báo điện tử là bao lâu?
- Quy định mới về kinh phí đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nội dung thế nào?
- Biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng trong tình trạng chiến tranh và khẩn cấp là biện pháp nào?
- Mẫu Tổng hợp ý kiến thảo luận đóng góp vào báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ? Tải mẫu? Đọc báo cáo chính trị thực hiện ở bước thứ mấy?