Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại?

Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại?

Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại?

Ngày 11/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh Nghị định 86/2025/NĐ-CP như sau:

Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương 2017 về cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại;

Áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, đối tượng áp dụng Nghị định 86/2025/NĐ-CP được quy định như sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.

- Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.

*Trên đây là thông tin về "Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại?"

Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại?

Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại? (Hình từ Internet)

Xác định ngành sản xuất trong nước theo Nghị định 86/2025/NĐ-CP ra sao?

Xác định ngành sản xuất trong nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Việc xác định ngành sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương 2017.

- Tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương 2017 được xác định như sau:

+ Trong vụ việc chống bán phá giá và vụ việc chống trợ cấp, khối lượng, số lượng hàng hóa sản xuất chiếm ít nhất 50% tổng khối lượng, số lượng được sản xuất ở trong nước của hàng hóa tương tự với hàng hóa bị điều tra được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước;

+ Trong vụ việc tự vệ, khối lượng, số lượng hàng hóa sản xuất chiếm ít nhất 50% tổng khối lượng, số lượng được sản xuất ở trong nước của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa bị điều tra được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước.

- Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều này nếu có căn cứ cho thấy tỷ lệ thấp hơn đó đủ để coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước.

- Trong các vụ việc chống bán phá giá, vụ việc chống trợ cấp, các nhà sản xuất trong một thị trường địa lý nhất định trên lãnh thổ Việt Nam có thể được coi là ngành sản xuất trong nước nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Các nhà sản xuất trên thị trường địa lý đó bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ hàng hóa họ sản xuất được trên thị trường đó;

+ Nhu cầu của thị trường địa lý đó không được đáp ứng một cách đáng kể bởi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác.

Trong trường hợp xác định tồn tại hành vi bán phá giá, trợ cấp chỉ diễn ra trên thị trường địa lý đó và gây thiệt hại cho toàn bộ hoặc hầu hết các nhà sản xuất trên thị trường đó, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định thiệt hại ngay cả khi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác không bị thiệt hại.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương là gì?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương được quy định tại Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

- Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.

- Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017;

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017

- Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.

Nghị định 86/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Biện pháp phòng vệ thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 86/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại?
Pháp luật
Đối tượng được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những tổ chức, cá nhân nào?
Pháp luật
Hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có phải tiến hành thực hiện khai báo nhập khẩu không?
Pháp luật
Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là gì? Điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nào? Thời hạn thực hiện là bao lâu?
Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi xuất khẩu có thể nhận được sự hỗ trợ nào từ cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba là gì?
Pháp luật
Hồ sơ miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp bổ sung lượng hàng hóa gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo quy trình nào? Lệ phí thực hiện lao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp phòng vệ thương mại
30 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào