Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng ra sao?

Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng ra sao?

Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng ra sao?

Ngày 29/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo đó, Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (sau đây gọi là Cơ chế thử nghiệm) đối với việc triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới thông qua ứng dụng giải pháp công nghệ (sau đây gọi là giải pháp công nghệ tài chính).

Các giải pháp công nghệ tài chính (viết tắt là giải pháp Fintech) được tham gia thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm bao gồm:

+ Chấm điểm tín dụng;

+ Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API);

+ Cho vay ngang hàng.

Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng ra sao?

Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng ra sao? (Hình ảnh Internet)

Mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm là gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm như sau:

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng, qua đó hiện thực hóa mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thuận tiện, an toàn, hiệu quả với chi phí thấp.

- Tạo lập môi trường thử nghiệm nhằm đánh giá rủi ro, chi phí, lợi ích của giải pháp Fintech; hỗ trợ xây dựng, phát triển các giải pháp Fintech phù hợp với nhu cầu thị trường, khung khổ pháp lý, quy định quản lý.

- Hạn chế rủi ro xảy ra đối với khách hàng khi sử dụng các giải pháp Fintech do tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm cung cấp.

- Kết quả triển khai thử nghiệm giải pháp Fintech được sử dụng làm căn cứ thực tiễn để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định quản lý liên quan nếu cần thiết.

Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm như sau:

(1) Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính) hoặc nộp trực tiếp tới Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước, tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm gửi 02 bộ hồ sơ và 06 đĩa CD (hoặc 06 USB) lưu trữ bản quét Bộ hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 94/2025/NĐ-CP.

(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ nhưng tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm không gửi lại hồ sơ hoặc hồ sơ bổ sung của tổ chức không đáp ứng thành phần thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.

(3) Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ bao gồm cả việc kiểm tra tại chỗ nếu cần thiết.

Trên cơ sở nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các bộ liên quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị, các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ.

Trường hợp cần tiến hành kiểm tra tại chỗ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị các bộ liên quan cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tại chỗ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị, các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tại chỗ. Việc kiểm tra tại chỗ phải được thông báo cho tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở làm việc của tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Trường hợp hồ sơ cần giải trình, làm rõ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm giải trình, hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm được phép gửi giải trình và hoàn thiện hồ sơ 01 lần.

Sau thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu giải trình, hoàn thiện hồ sơ mà tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm không gửi lại văn bản giải trình, hoàn thiện hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm. Thời gian giải trình, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

Kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, hoàn thiện của tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các bộ liên quan. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị, các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ.

(4) Sau khi thời gian thẩm định quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 94/2025/NĐ-CP kết thúc, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm có hồ sơ đáp ứng các điều kiện và tiêu chí theo quy định tại Điều 8 Nghị định 94/2025/NĐ-CP. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(5) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm tiến hành triển khai giải pháp Fintech trong phạm vi Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Hoạt động ngân hàng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng ra sao?
Pháp luật
Giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng (OPEN API) là gì? Ngân hàng được phép triển khai Open API trong trường hợp nào?
Pháp luật
API là gì? Open API trong ngân hàng là gì? Danh mục Open API cơ bản được tổ chức thành những nhóm nào?
Pháp luật
Bên thứ ba khi triển khai Open API cần tuần thủ nguyên tắc nào? Quyền và trách nhiệm của bên thứ ba khi triển khai Open API?
Pháp luật
Quy định triển khai Open Api tại Thông tư 64/2024/TT-NHNN? Thông tư 64/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày nào?
Pháp luật
Thông tư 64/2024/TT-NHNN quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng ra sao?
Pháp luật
Hoạt động ngân hàng gồm các hoạt động nào? Tổ chức tín dụng nào được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng?
Pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phép thực hiện hoạt động ngân hàng tại nước đặt trụ sở chính thì mới được cấp Giấy phép thành lập?
Pháp luật
Công ty tài chính chuyên ngành được tư vấn về hoạt động ngân hàng không? Nguyên tắc tư vấn về hoạt động ngân hàng?
Pháp luật
Dữ liệu nhật ký của các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên trong hoạt động ngân hàng được lưu trực tuyến bao nhiêu tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động ngân hàng
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
18 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào