Nghị định 95/2025/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra sao? Tải về Nghị định 95?
Nghị định 95/2025/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra sao? Tải về Nghị định 95?
Ngày 29 tháng 4 năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2025/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
>> TẢI VỀ Nghị định 95/2025/NĐ-CP
Theo đó, phạm vi điều chỉnh và đôi tượng áp dụng của Nghị định 95/2025/NĐ-CP được quy định như sau:
Nghị định 95/2025/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đối tượng áp dụng Nghị định 95/2025/NĐ-CP bao gồm:
- Ngân hàng Phát triển;
- Cơ quan quản lý nhà nước;
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Bên cạnh đó, địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, đại diện pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2025/NĐ-CP như sau:
- Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển là Tổng giám đốc.
*Trên đây là thông tin về "Nghị định 95/2025/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra sao? Tải về Nghị định 95?"
Nghị định 95/2025/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra sao? Tải về Nghị định 95? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là gì?
Quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại Điều 9 Nghị định 95/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Được mở tài khoản thanh toán và thực hiện nghiệp vụ gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Được vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Được góp vốn thành lập doanh nghiệp trên cơ sở phê duyệt chủ trương của Thủ tưởng Chính phủ.
- Được yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu liên quan đến việc vay vốn, tình hình sử dụng vốn, bảo dảm thực hiện nghĩa vụ cho Ngân hàng Phát triển để thẩm định dự án, phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương ăn trả nợ, năng lực của khách hàng.
- Được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền sử dụng. quyền sở hữu của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
- Được đề nghị cơ quan thuế, cơ quan hải quan, các tổ chức tín dụng và các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý, thu thập thông tin, cung cấp những thông tin theo quy định của pháp luật liên quan đến khách hàng có quan hệ với Ngân hàng Phát triển trong các hoạt động ngân hàng.
- Được kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Được quyền chấm dứt thực hiện các cam kết với khách hàng, thu hồi no trước thời hạn, đồng thời yêu cầu khách hàng bồi thường các thiệt hại phát sinh (nếu có) trường hợp phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.
- Được khởi kiện khách hàng hoặc bên đảm bảo vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển được quyền xử lý tài sản bảo đám thực hiện nghĩa vụ để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
- Được xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định được quy định tại Điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, cụ thể như sau:
- Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.
- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước;
Quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Có nhiệm vụ gì đối với các tuyến quốc lộ được phân cấp?
- Lịch cắt móng tay tháng 5 năm 2025 chi tiết? Nên cắt móng tay vào ngày nào tháng 5 năm 2025?
- Nội dung tuyên truyền kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) là gì?
- 10 bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn của các tỉnh thành? Tải về đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ Văn ở đâu?
- Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là ngày nào? Hiện nay Hội Chữ thập đỏ là thành viên của tổ chức nào?