Nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản ra sao? Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật được gọi là gì?
Nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản ra sao? Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật được gọi là gì?
Đại lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất Đạt Đa, sau là Đức Phật Thích Ca - Giáo chủ của Đạo Phật. Ngài sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak theo lịch của Ấn Độ cổ, tương đương với ngày 8/4 (âm lịch) theo lịch Trung Quốc cổ vào năm 624 trước công nguyên.
Ở Việt Nam, ngày Phật đản trước đây là 8/4, sau này được Giáo hội thống nhất lấy ngày 15/4 âm lịch để làm lễ kỷ niệm. Trong ngày này diễn ra nghi thức tắm Phật, là một trong những hoạt động quan trọng của đại lễ Phật đản.
Lễ tắm Phật (hay còn gọi là Lễ tắm tượng Phật) được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi đức Phật chào đời.
Lễ tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi đức Phật chào đời. Đây là một nghi thức long trọng trong mùa lễ hội Phật Đản. Vậy nên nghi lễ Tắm Phật được chuẩn bị rất chu đáo và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm. Lễ tắm Phật ngoài mục đích kỉ niệm ngày đức Phật Đản sinh, nó còn mang một ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự tẩy trừ phiền não, thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
Tuy chưa có kinh sách hướng dẫn chi tiết về nghi thức tắm Phật nhưng có bốn cách thường thấy: Lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để tắm Phật. Lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật.
Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật (gáo thứ nhất dội lên đỉnh tượng Phật, gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật).
Cách thứ tư là lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật, gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ ba dội dưới chân Phật.
Lưu ý: Thông tin về Nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản ra sao? Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật được gọi là gì? mang tính chât tham khảo.
Nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản ra sao? Nghi thức tắm phật trong Đại lễ Phật được gọi là gì? (Hình từ Internet)
Lộ trình diễu hành Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM chính thức ra sao?
Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1/4 đến 15/4 âm lịch (từ 28/4 đến 12/5/2025 dương lịch)
Theo nội dung Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Tải về chương trình diễu hành xe hoa sẽ Lễ Phật Đản Vesak 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 13/4 âm lịch (10/5/2025 dương lịch). Dưới đây là chi tiết lộ trình diễu hành Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM như sau:
Mùng 9-4-Ất Tỵ (6-5-2025): Diễu hành xe hoa đến Học viện.
- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng nối dài.
- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa đến Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở II (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh).
Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - số 7 - Trần Văn Giàu - Lê Đình Chi - Lê Chính Đang - Mai Bá Hương - Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM. |
Ngày 13-4-Ất Tỵ (10-5-2025): Diễu hành xe hoa.
- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) đến đường Hoàng Duy Khương và Cao Thắng (nối dài).
- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569.
Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 - Sư Vạn Hạnh - An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo - Lê Lai - Phạm Hồng Thái - CMT8 (Bồ-tát Thích Quảng Đức) - Lý Thường Kiệt - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Lê Đại Hành - đường 3/2 (cổng chính Việt Nam Quốc Tự). |
Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại (5).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 17 tháng 5 năm 1990 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 17 5 1990? Hôn nhân đồng giới có bị pháp luật Việt Nam cấm không?
- Mẫu viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo lớp 5?
- Có tinh giản biên chế giáo viên khi giảm 20% biên chế CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Công văn 2034?
- Việc mua bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất nhập khẩu cần được thực hiện như thế nào?
- Ngày 7 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 7 5 - Lịch Vạn niên 2025?