Người đại diện của người bệnh là ai? Trường hợp nào không cần xác nhận của người bệnh khi thay thế người đại diện?
Người đại diện của người bệnh là ai?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về người đại diện của người bệnh như sau:
Người đại diện của người bệnh
1. Một người bệnh chỉ có một người đại diện tại một thời điểm.
2. Người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bao gồm:
a) Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;
b) Người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
d) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Người không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Việc thay thế người đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh;
b) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh hoặc thành viên gia đình của người bệnh;
c) Trường hợp người đại diện là cha mẹ đối với con chưa thành niên thì khi thay thế người đại diện không phải có xác nhận của người bệnh;
d) Trường hợp người đại diện là người giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
đ) Trường hợp người đại diện là người đại diện theo ủy quyền thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền theo quy định.
4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy căn cứ theo những quy định trên thì người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bao gồm:
- Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;
- Người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
- Người không thuộc đối tượng trên nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì vẫn được coi là người đại diện của bệnh nhân.
Người đại diện của người bệnh là ai? Trường hợp nào không cần xác nhận của người bệnh khi thay thế người đại diện? (Hình từ internet)
Trường hợp nào không cần xác nhận của người bệnh khi thay thế người đại diện?
Theo khoản 3 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì việc thay thế người đại diện của người bệnh được quy định như sau:
Người đại diện của người bệnh
...
3. Việc thay thế người đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh;
b) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh hoặc thành viên gia đình của người bệnh;
c) Trường hợp người đại diện là cha mẹ đối với con chưa thành niên thì khi thay thế người đại diện không phải có xác nhận của người bệnh;
d) Trường hợp người đại diện là người giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
đ) Trường hợp người đại diện là người đại diện theo ủy quyền thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền theo quy định.
4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, trường hợp sau đây khi thay thế người đại diện thì không cần phải có xác nhận của người bệnh:
- Trường hợp thay thế người đại diện là người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi có xác nhận thành viên gia đình của người bệnh;
- Trường hợp người đại diện là cha mẹ đối với con chưa thành niên
- Trường hợp người đại diện là người giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Trường hợp người đại diện là người đại diện theo ủy quyền thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền theo quy định.
Có bao nhiêu người được làm người đại diện cho người bệnh tại một thời điểm?
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì một người bệnh chỉ có một người đại diện tại một thời điểm.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Diện xét tốt nghiệp D2 là gì? Có bao nhiêu diện xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025?
- Diễu binh diễu hành 2 9 2025 ở đâu? Diễu binh 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đâu?
- Mẫu Phiếu giới thiệu nhân sự lần đầu tham gia chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ? Tải mẫu ở đâu?
- Mẫu Báo cáo giải trình về nội dung tố cáo đảng viên mới nhất? Tải mẫu? Thẩm quyền giải quyết tố cáo đảng viên?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Bảng kê khai thời gian nghỉ ốm đau hưởng trợ cấp là mẫu nào? Tải mẫu? Đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?